7 loại mụn dù có ngứa tay cách mấy cũng không được nặn
Một số mụn mọc rất sâu nên việc nặn ít khi đem lại hiệu quả mà chỉ khiến gương mặt bạn đỏ ửng vì mạch máu vỡ, dù trang điểm cũng không che đi được
Nội dung bài viết
Một số mụn mọc rất sâu nên việc nặn ít khi đem lại hiệu quả mà chỉ khiến gương mặt bạn đỏ ửng vì mạch máu vỡ, dù trang điểm cũng không che đi được
1. Mụn do lông mọc ngược
Thật bực bội chịu không nổi phải không? Lông mọc ngược xảy ra khi cọng lông bị mắc kẹt dưới bề mặt da. Theo chuyên gia da liễu Joel Schlessinger giải thích trên trang RealSelf: "Những cái mụn mọc ở chân lông này thường ngứa ngáy và gây viêm, nhưng đừng bao giờ dùng nhíp hay dùng tay mà nặn ra". Làm thế, bạn sẽ phá vỡ vùng da ở vị trí này, dẫn đến viêm nhiễm nặng hơn. Nghiêm trọng thì có thể bị nhiễm khuẩn tụ cầu hay nhiễm trùng huyết.
Thay vào đó, bạn có thể thoa kem có chứa hydrocortisone, giúp giảm viêm tấy, ngứa và đau nhức. Bạn cũng nên tẩy tế bào chết ở vùng da này để lông có cơ hội vươn khỏi bề mặt da.
2. Giộp môi
Trừ khi bạn muốn mụn lan nhanh và rộng hơn, tốt nhất đừng nên đụng vô mụn giộp này. Khi bạn cố nặn mụn, chúng có thể vỡ ra một chất dịch chứa cùng loại virus, làm virus lan sang những vị trí lân cận. Mụn giộp có thể do virus herpes simplex (HSV) gây ra. Việc dùng tay động chạm cũng có thể làm lây lan vi khuẩn.
Đối với mụn giộp nhỏ, bạn có thể ra tiệm thuốc Tây để mua thuốc đặc trị, mụn sẽ mau hết. Nhưng nếu bạn thấy mụn cứ tái đi tái lại và ngày càng lan rộng, hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa. Tránh hành vi hôn hoặc quan hệ bằng miệng.
3. Mụn thịt
Những hạt nhỏ xíu màu trắng này sẽ chẳng bao giờ mưng mũ, vỡ hay biến mất, dù bạn có cố gắng thế nào. Đây là những u nang cứng đầu nằm dưới da. Nặn chúng chẳng đem lại tác dụng gì, mà còn khiến vùng da xung quanh tấy đỏ. Nguyên nhân vì mụn thịt không phải do dầu nhờn hay bụi bẩn gây ra, mà nó là tế bào da bị mắc kẹt. Ngoài vấn đề thẩm mỹ ra thì chúng cũng không gây hại gì cho bạn. Nhưng nếu cảm thấy phiền phức, bạn có thể nhờ bác sĩ dùng thiết bị khử trùng và chích nó ra.
4. Dày sừng Pilaris (da gà)
Da gà xảy ra do sự tích tụ của keratin, đây là protein giúp bảo vệ làn da, tóc và móng tay khỏi viêm nhiễm cũng như chống lại các chất độc hại trong môi trường. Việc keratin tích tụ khiến các nang lông bị bịt kín. Việc nặn mụn dày sừng chỉ khiến da tấy đỏ hoặc nghiêm trọng hơn là gây sẹo. Thay vào đó, bạn có thể dùng kem tẩy tế bào chết có chứa salicylic acid hoặc glycolic acid để giảm tình trạng viêm và dày sừng. Nếu điều trị tại nhà không hiệu quả, bạn có thể tìm đến bác sĩ da liễu hoặc chuyên gia thẩm mỹ.
5. Mụn đầu đen
Bạn nên mừng là ít ra thì mấy cái mụn này không đỏ tấy, nhưng dẫu sao thì chúng cũng khiến da bạn sần sùi, đặc biệt nếu chúng xâm chiếm nhiều phần trên gương mặt. mụn đầu đen cũng giống mụn đầu trắng, đó là những lỗ chân lông bị dầu bít chịt, và dầu này lại bị oxy hóa trong không khí nên nó chuyển sang màu đen hoặc hơi nâu.
Việc nặn mụn đầu đen tương đối dễ dàng, nhưng thực tế thì cũng không đáng làm tổn thương da bạn như vậy. Nặn mụn khiến vi khuẩn càng xâm nhập sâu vào da, gây ra viêm nhiễm. Bạn chỉ cần rửa mặt bằng các loại sữa rửa mặt thích hợp và không gây kích ứng là được. Cách này sẽ giúp mụn đầu đen trồi lên khỏi bề mặt da, cho bạn gương mặt sạch bóng.
6. Mụn bọc
Mụn này mọc rất sâu dưới bề mặt da, kết tiết thành một cục mụn sưng đỏ gây đau và cũng rất khó điều trị, dễ để lại sẹo vĩnh viễn. Vì mụn mọc rất sâu nên việc nặn ít khi đem lại hiệu quả mà chỉ khiến gương mặt bạn đỏ ửng vì mạch máu vỡ, dù trang điểm cũng không che đi được. Tốt nhất là đi gặp bác sĩ để tránh tự bản thân gây ra mụn vĩnh viễn.
7. Mụn đầu trắng
Dù khá dễ nặng nhưng tốt nhất bạn nên phớt lờ loại mụn này. Mụn đầu trắng gom vi khuẩn tụ về một chỗ. Vì thế khi nặn mụn và làm mủ bể ra (bao gồm vi khuẩn, dầu và tế bào da) thì vi khuẩn sẽ càng lan rộng khắp mặt. Đồng thời vi khuẩn sẽ chui sâu vào dưới da và phá vỡ mô dưới da, dễ để lại sẹo. Chưa kể vi khuẩn sẽ lan sang móng tay rồi bạn lại dùng tay đó chạm vào mặt. Nói chung là việc nặn mụn không đem lại hiệu quả gì ngoài việc mặt càng "trổ hoa". Cứ để mụn tự sinh tự diệt, vì cơ thể bạn sẽ tự sản sinh collagen để hàn gắn làn da trở lại như ban đầu.
1. Mụn do lông mọc ngược
Thật bực bội chịu không nổi phải không? Lông mọc ngược xảy ra khi cọng lông bị mắc kẹt dưới bề mặt da. Theo chuyên gia da liễu Joel Schlessinger giải thích trên trang RealSelf: "Những cái mụn mọc ở chân lông này thường ngứa ngáy và gây viêm, nhưng đừng bao giờ dùng nhíp hay dùng tay mà nặn ra". Làm thế, bạn sẽ phá vỡ vùng da ở vị trí này, dẫn đến viêm nhiễm nặng hơn. Nghiêm trọng thì có thể bị nhiễm khuẩn tụ cầu hay nhiễm trùng huyết.
Thay vào đó, bạn có thể thoa kem có chứa hydrocortisone, giúp giảm viêm tấy, ngứa và đau nhức. Bạn cũng nên tẩy tế bào chết ở vùng da này để lông có cơ hội vươn khỏi bề mặt da.
2. Giộp môi
Trừ khi bạn muốn mụn lan nhanh và rộng hơn, tốt nhất đừng nên đụng vô mụn giộp này. Khi bạn cố nặn mụn, chúng có thể vỡ ra một chất dịch chứa cùng loại virus, làm virus lan sang những vị trí lân cận. Mụn giộp có thể do virus herpes simplex (HSV) gây ra. Việc dùng tay động chạm cũng có thể làm lây lan vi khuẩn.
Đối với mụn giộp nhỏ, bạn có thể ra tiệm thuốc Tây để mua thuốc đặc trị, mụn sẽ mau hết. Nhưng nếu bạn thấy mụn cứ tái đi tái lại và ngày càng lan rộng, hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa. Tránh hành vi hôn hoặc quan hệ bằng miệng.
3. Mụn thịt
Những hạt nhỏ xíu màu trắng này sẽ chẳng bao giờ mưng mũ, vỡ hay biến mất, dù bạn có cố gắng thế nào. Đây là những u nang cứng đầu nằm dưới da. Nặn chúng chẳng đem lại tác dụng gì, mà còn khiến vùng da xung quanh tấy đỏ. Nguyên nhân vì mụn thịt không phải do dầu nhờn hay bụi bẩn gây ra, mà nó là tế bào da bị mắc kẹt. Ngoài vấn đề thẩm mỹ ra thì chúng cũng không gây hại gì cho bạn. Nhưng nếu cảm thấy phiền phức, bạn có thể nhờ bác sĩ dùng thiết bị khử trùng và chích nó ra.
4. Dày sừng Pilaris (da gà)
Da gà xảy ra do sự tích tụ của keratin, đây là protein giúp bảo vệ làn da, tóc và móng tay khỏi viêm nhiễm cũng như chống lại các chất độc hại trong môi trường. Việc keratin tích tụ khiến các nang lông bị bịt kín. Việc nặn mụn dày sừng chỉ khiến da tấy đỏ hoặc nghiêm trọng hơn là gây sẹo. Thay vào đó, bạn có thể dùng kem tẩy tế bào chết có chứa salicylic acid hoặc glycolic acid để giảm tình trạng viêm và dày sừng. Nếu điều trị tại nhà không hiệu quả, bạn có thể tìm đến bác sĩ da liễu hoặc chuyên gia thẩm mỹ.
5. Mụn đầu đen
Bạn nên mừng là ít ra thì mấy cái mụn này không đỏ tấy, nhưng dẫu sao thì chúng cũng khiến da bạn sần sùi, đặc biệt nếu chúng xâm chiếm nhiều phần trên gương mặt. mụn đầu đen cũng giống mụn đầu trắng, đó là những lỗ chân lông bị dầu bít chịt, và dầu này lại bị oxy hóa trong không khí nên nó chuyển sang màu đen hoặc hơi nâu.
Việc nặn mụn đầu đen tương đối dễ dàng, nhưng thực tế thì cũng không đáng làm tổn thương da bạn như vậy. Nặn mụn khiến vi khuẩn càng xâm nhập sâu vào da, gây ra viêm nhiễm. Bạn chỉ cần rửa mặt bằng các loại sữa rửa mặt thích hợp và không gây kích ứng là được. Cách này sẽ giúp mụn đầu đen trồi lên khỏi bề mặt da, cho bạn gương mặt sạch bóng.
6. Mụn bọc
Mụn này mọc rất sâu dưới bề mặt da, kết tiết thành một cục mụn sưng đỏ gây đau và cũng rất khó điều trị, dễ để lại sẹo vĩnh viễn. Vì mụn mọc rất sâu nên việc nặn ít khi đem lại hiệu quả mà chỉ khiến gương mặt bạn đỏ ửng vì mạch máu vỡ, dù trang điểm cũng không che đi được. Tốt nhất là đi gặp bác sĩ để tránh tự bản thân gây ra mụn vĩnh viễn.
7. Mụn đầu trắng
Dù khá dễ nặng nhưng tốt nhất bạn nên phớt lờ loại mụn này. Mụn đầu trắng gom vi khuẩn tụ về một chỗ. Vì thế khi nặn mụn và làm mủ bể ra (bao gồm vi khuẩn, dầu và tế bào da) thì vi khuẩn sẽ càng lan rộng khắp mặt. Đồng thời vi khuẩn sẽ chui sâu vào dưới da và phá vỡ mô dưới da, dễ để lại sẹo. Chưa kể vi khuẩn sẽ lan sang móng tay rồi bạn lại dùng tay đó chạm vào mặt. Nói chung là việc nặn mụn không đem lại hiệu quả gì ngoài việc mặt càng "trổ hoa". Cứ để mụn tự sinh tự diệt, vì cơ thể bạn sẽ tự sản sinh collagen để hàn gắn làn da trở lại như ban đầu.