NTK Việt hòa mình theo dòng chảy thời trang Avant Garde
Giải phóng cơ thể con người ra khỏi cái gọi "quần là áo lượt" phản ảnh trung thực xã hội một cách có ý thức giữa nền văn minh của các NTK Việt Nam
Nội dung bài viết
Avant Garde là các trào lưu, phong cách đặc trưng ở giữa những năm thuộc thập niên 70 của thế kỉ trước. Thuật ngữ này được sử dụng để nói về những thiết kế mang tính đột phá, tiên phong. Nó không theo quy chuẩn truyền thống và vẻ đẹp ước lệ vốn có sẵn.
Chủ nghĩa này được khởi xướng và tạo nên cuộc cách mạng vẻ vang trong giới thời trang bởi những cái tên đã đi vào huyền thoại thế giới như bà hoàng Vivienne Westwood, ntk đại tài Alexander Mcqueen, gã hiệp sĩ John Galliano, Kenzo, Saint Laurent, ông lão Yohji Yamamoto, và cả nàng Rei Kawakubo…
Với phong cách không đi theo một quy chuẩn hay lề lối khắt khe vốn có của các quy tắt, nguyên lý thời trang, Avant Garde đem đên sự phóng khoáng, mạnh mẽ và sáng tạo đúng với định nghĩa về giá trị vô hình lẫn hữu hình của nó.
Trào lưu này là hiện thân cho sự phóng túng của ý tưởng. Những ngôn từ thiết kế dường như bóp méo những tỉ lệ chuẩn mực của cấu trúc trang phục, vò nhàu cái đẹp truyền thống.
Nhưng với những ai đã biết, đã hiểu và say đắm Avant Garde, sẽ thẩm thấu được sự hấp dẫn lạ kỳ của những điều chuệch choạc, nhàu nát ấy. Những nhân vật tiêu biểu làm nên cuộc cách mạng trong thế giới thời trang bằng nghệ thuật Avant-garde như Vivienne Westwood, John Galliano... Yohji Yamamoto, Rei Kawakubo với các thiết kế không theo mọi quy chuẩn thời trang đã nêu ra trước đó Sự phóng túng của ý tưởng sáng tạo Những kiệt tác như bóp méo những tỉ lệ chuẩn mực của cấu trúc trang phục
Cái tư tưởng có phần nổi loạn ấy dần dần du nhập, tạo nguồn cảm hứng, gây sức ảnh hưởng rất lớn đến các NTK Việt Nam. Tiêu biểu nhất có thể là "lệnh bà tóc trắng" Mai Lâm, hay "cô đào" Li Lam … Các thiết kế gắn liền với cá tính sáng tạo ấy đưa ra tuyên ngôn có thái độ rõ rệt không thể nào nhầm lẫn vào đâu được.
Giá trị của "Avant Garde" - phá hủy cấu trúc trong từng thiết kế đều toát lên sự quyến rũ mới. Sự hấp dẫn ấy đủ gai góc để đạp đổ mọi ước lệ về sự khêu gợi giới tính. Nó tái định nghĩa khái niệm thẩm mĩ ngay cả trong phong cách thời trang hiện đại.
Sự khát vọng đan xen với những ham muốn thầm kín nhất, thậm chí lệch lạc, méo mó đến không ngờ, cái ý nghĩ nữa phần man rợ chỉ có thể tồn tại, gói gọn trong thế giới Avant Garde.
Và có lẽ chỉ khi khoác lên bộ trang phục mang âm hưởng hoang dại, mang vẻ trần trụi, giải phóng cơ thể ấy, người ta mới cảm nhận hết được những vẻ đẹp thực tế của nhân sinh, của xã hội.
Như một cách có ý thức, đại diện cho nền văn minh mới, các NTK Việt Nam thật thà và tấm lòng tự nguyện dâng hiến mình cho chủ nghĩa thời trang Avant Garde. Xu thế gắn liền với cá tính sáng tạo không thể nhầm lẫn trong từng thiết kế, đặc biệt là NTK Mai Lâm và cả Li Lam Một sức quyến rũ khó cưỡng, tái định nghĩa về khái niệm thẩm mỹ trong phong cách thời trang lẫn cuộc sống Giải phóng cơ thể con người ra khỏi cái gọi "quần là áo lượt" phản ảnh trung thực xã hội một cách có ý thức giữa nền văn minh của các NTK Việt Nam
Chủ nghĩa này được khởi xướng và tạo nên cuộc cách mạng vẻ vang trong giới thời trang bởi những cái tên đã đi vào huyền thoại thế giới như bà hoàng Vivienne Westwood, ntk đại tài Alexander Mcqueen, gã hiệp sĩ John Galliano, Kenzo, Saint Laurent, ông lão Yohji Yamamoto, và cả nàng Rei Kawakubo…
Với phong cách không đi theo một quy chuẩn hay lề lối khắt khe vốn có của các quy tắt, nguyên lý thời trang, Avant Garde đem đên sự phóng khoáng, mạnh mẽ và sáng tạo đúng với định nghĩa về giá trị vô hình lẫn hữu hình của nó.
Trào lưu này là hiện thân cho sự phóng túng của ý tưởng. Những ngôn từ thiết kế dường như bóp méo những tỉ lệ chuẩn mực của cấu trúc trang phục, vò nhàu cái đẹp truyền thống.
Nhưng với những ai đã biết, đã hiểu và say đắm Avant Garde, sẽ thẩm thấu được sự hấp dẫn lạ kỳ của những điều chuệch choạc, nhàu nát ấy.
Cái tư tưởng có phần nổi loạn ấy dần dần du nhập, tạo nguồn cảm hứng, gây sức ảnh hưởng rất lớn đến các NTK Việt Nam. Tiêu biểu nhất có thể là "lệnh bà tóc trắng" Mai Lâm, hay "cô đào" Li Lam … Các thiết kế gắn liền với cá tính sáng tạo ấy đưa ra tuyên ngôn có thái độ rõ rệt không thể nào nhầm lẫn vào đâu được.
Giá trị của "Avant Garde" - phá hủy cấu trúc trong từng thiết kế đều toát lên sự quyến rũ mới. Sự hấp dẫn ấy đủ gai góc để đạp đổ mọi ước lệ về sự khêu gợi giới tính. Nó tái định nghĩa khái niệm thẩm mĩ ngay cả trong phong cách thời trang hiện đại.
Sự khát vọng đan xen với những ham muốn thầm kín nhất, thậm chí lệch lạc, méo mó đến không ngờ, cái ý nghĩ nữa phần man rợ chỉ có thể tồn tại, gói gọn trong thế giới Avant Garde.
Và có lẽ chỉ khi khoác lên bộ trang phục mang âm hưởng hoang dại, mang vẻ trần trụi, giải phóng cơ thể ấy, người ta mới cảm nhận hết được những vẻ đẹp thực tế của nhân sinh, của xã hội.
Như một cách có ý thức, đại diện cho nền văn minh mới, các NTK Việt Nam thật thà và tấm lòng tự nguyện dâng hiến mình cho chủ nghĩa thời trang Avant Garde.