Tà áo dài trên đường phố Sài Thành
Hà thành nổi tiếng với tiểu thư khuê các, Huế mộng mơ với thanh nữ nhỏ nhẹ, dịu hiền..."thơ" với áo dài lắm chứ, mà sao bao đôi mắt vẫn hướng về Sài Gòn?! Trong cảm quan bé nhỏ của tôi, phụ nữ Sài thành diện áo dài toát lên vẻ thời thượng, thanh lịch phảng phất nét tự do khó gặp nơi nào khác.
Nội dung bài viết
Từ nhỏ tôi đã mê áo dài, nhưng chẳng khi nào được nghe tường tận chuyện kể về trang phục truyền thống dân tộc. Tôi hỏi mẹ, mẹ bảo áo dài "đẻ" trước mẹ, đem chuyện hỏi bà, bà nheo mắt : "Từ dạo chớm xuân...".
Dạo chớm xuân của bà tôi vào khoảng đầu thập niên 40 thế kỷ trước. Không rõ liên quan với "tuyên ngôn" cải cách trang phục dành cho phái nữ của họa sĩ Cát Tường (năm 1934) hay không? Chỉ biết rằng khi ấy - bà tôi nhớ - "Áo dài rồng rộng, không sát người, sát eo như của các chị bây giờ. Nghe bảo, trong Sài Gòn các cô mặc đẹp lắm". Từ chuyện bà, tôi lần theo đường chỉ về với một thủa áo dài xưa...
Cuối thập niên 50, đầu thập niên 60 áo dài xuất hiện nhiều trên đường phố Hà Nội, Huế và đặc biệt là Sài Gòn. Các chị, các cô chẳng biết ai người cao quý, ai người long đong... duyên dáng áo dài trong những bức hình hiếm hoi còn vương sót. Khi tạp chí Life đăng bộ ảnh áo dài trên phố Sài Gòn năm 1961, tôi được dịp "à" lên phấn khích, hóa ra chẳng chờ đến lượt mấy anh bạn mình xuýt xoa, người đẹp Sài Gòn đã "quyến rũ" các tay máy chuyên nghiệp của Life từ thuở nào...
Ngắm ảnh thấy áo dài thập niên 60 và nay không khác nhiều: vẫn cổ áo cao và hai tà gần chấm gót. Các chị, các cô kết hợp khéo léo áo dài với nhiều món phụ kiện: nào kính mắt, ví cầm tay, guộc cao... "sành điệu" chẳng kém các fashion icon thời hiện đại.
Kể ra, Hà thành nổi tiếng với tiểu thư khuê các, Huế mộng mơ với thanh nữ nhỏ nhẹ, dịu hiền..."thơ" với áo dài lắm chứ, mà sao bao đôi mắt vẫn hướng về Sài Gòn?! Trong cảm quan bé nhỏ của tôi, phụ nữ Sài thành diện áo dài toát lên vẻ thời thượng, thanh lịch phảng phất nét tự do khó gặp nơi nào khác. Áo dài duyên dáng giữa thị thành phồn hoa, đô hội. Cô gái thanh lịch với áo dài, cặp kính râm thời thượng và túi đeo tay.
Những kiến thức chắp ghép về trang phục truyền thống thôi thúc tôi tìm đến nhà thiết kế Việt Hùng, người có nhiều năm gắn bó và ghi dấu ấn trong làng thời trang với áo dài.
Cám ơn anh Việt Hùng đã thu xếp thời gian trò chuyện cùng tôi. Tôi từng ngắm một số ảnh về phụ nữ Việt diện áo dài thập niên 60 và thấy hay vô cùng. Anh có ấn tượng gì đặt biệt với áo dài thời kỳ này không?
Đối với Hùng, áo dài những năm 60 rất gần với áo dài hiện nay với cổ cao, tà dài và dáng áo ôm sát thân người. Ấn tượng lớn nhất là cốt cách của người mặc nó, dáng đi khoan thai, điệu bộ từ tốn và sự chỉn chu trong cách kết hợp với phụ kiện như trang sức, túi xách ... kiểu tóc cũng được chải bới công phu.
Thời đó chưa nhiều áo dài thêu, đa phần chị em diện áo dài hoa hoặc áo dài trơn có tông màu cơ bản như trắng, đen, xanh da trời, vàng, tím, hồng, đỏ ... đơn giản nhưng vẫn toát lên nét duyên dáng, cuốn hút.
So với áo dài thời nay, anh thấy sao?
Áo dài nay được hỗ trợ rất nhiều từ công nghệ may, phụ liệu trang trí đa dạng, chất liệu cũng phong phú hơn. Cách cảm áo dài nay cũng khác, cởi mở hơn. Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa áo dài thập niên 60 "nhẹ" hơn trên bàn cân so sánh. Áo dài ngày nay thường có tay raglan ôm sát ngực làm nổi bật đường cong người mặc, trong khi áo dài thập niên 60 đặc trưng với nét duyên hờ trên dáng áo liền tay. Điều ấy tạo nên dấu ấn, khiến áo dài thập niên 60 dễ nhận ra lắm, thoáng trông là biết liền. Nhà thiết kế Việt Hùng.
Mỗi lần vô Sài Gòn, mấy anh bạn của tôi lại xuýt xoa "Thiếu nữ Sài Gòn mặc áo dài duyên dáng quá". Thiếu nữ Sài Gòn và áo dài, theo anh bên nào "nâng" bên nào?
Ông bà ta có câu "người đẹp vì lụa". Hùng thấy lụa chỉ đẹp thôi chưa đủ, mà phải thổi hồn vào đó, tạo nên nét sinh động cho trang phục, cụ thể hơn là tà áo dài. Phần hồn quan trọng như cái nết của người phụ nữ, nên "cái nết kết hợp với cái đẹp" có thể tạo ra vẻ đẹp ám ảnh. Hùng nghĩ nếu thiếu nữ Hà Nội diện áo dài mang đậm tính truyền thống, thì mảnh đất Sài Gòn tạo các cô gái nét năng động và hiện đại rất riêng với áo dài.
Ngày nay nhiều chị em vẫn quan niệm rằng, lụa Hà Đông mềm mại và mỏng manh là chất liệu tuyệt vời nhất để may áo dài. Điều ấy liệu có hợp với xu hướng áo dài hiện đại?
Hùng có dịp đến Hà Đông rất nhiều lần để tìm hiểu và chọn mua vải. Lụa Vạn Phúc đẹp nhưng theo Hùng chưa hẳn là lựa chọn tuyệt vời nhất để may áo dài. Hiện nay có nhiều chất liệu đáp ứng được nét hiện đại và tinh tế cho người mặc, như tơ tằm gai chẳng hạn.
LHP Cannes 2012, Phạm Băng Băng từng diện váy thêu tứ đại mỹ nhân Trung Hoa lên thảm đỏ. Anh nghĩ sao nếu một ngày nào đó đưa nhân vật trong sử Việt Nam lên thiết kế áo dài của mình? Việc này có gì mạo hiểm không nhỉ?
(Cười) Có thể chứ. Hùng nghĩ tất cả đều nằm trong ý tưởng thôi. Nếu mang tính văn hóa, tôn vinh vẻ đẹp Việt thì tại sao không? Trước đây, Hùng cũng đã từng đem hình ảnh những nghệ sỹ hát chèo, cải lương hay cô Tấm ... lên tà áo dài, với nhân vật lịch sử có lẽ trong tương lai.
Mong rằng sẽ được thấy nhiều hơn nữa các mẫu thiết kế ấn tượng từ Việt Hùng. Một chút chia sẻ về ý tưởng thời trang năm nay của anh?
Thêm một năm "kinh tế buồn" khiến dòng thời trang cao cấp chưa thể phát triển mạnh. Vì vậy, ý tưởng chủ đạo của Hùng trong năm nay hướng vào dòng thời trang gần với cuộc sống, mang tông màu tươi sáng, họa tiết trẻ trung ... và rẻ. (Cười)
Cám ơn Việt Hùng.
Dáng áo dài thướt tha trên đường phố Sài Gòn đầu thập niên 60 - thế kỷ 20. Người đẹp Tăng Thanh Hà trong bộ ảnh áo dài hoài cổ. Vẻ đẹp từ trang phục truyền thống.
Dạo chớm xuân của bà tôi vào khoảng đầu thập niên 40 thế kỷ trước. Không rõ liên quan với "tuyên ngôn" cải cách trang phục dành cho phái nữ của họa sĩ Cát Tường (năm 1934) hay không? Chỉ biết rằng khi ấy - bà tôi nhớ - "Áo dài rồng rộng, không sát người, sát eo như của các chị bây giờ. Nghe bảo, trong Sài Gòn các cô mặc đẹp lắm". Từ chuyện bà, tôi lần theo đường chỉ về với một thủa áo dài xưa...
Cuối thập niên 50, đầu thập niên 60 áo dài xuất hiện nhiều trên đường phố Hà Nội, Huế và đặc biệt là Sài Gòn. Các chị, các cô chẳng biết ai người cao quý, ai người long đong... duyên dáng áo dài trong những bức hình hiếm hoi còn vương sót. Khi tạp chí Life đăng bộ ảnh áo dài trên phố Sài Gòn năm 1961, tôi được dịp "à" lên phấn khích, hóa ra chẳng chờ đến lượt mấy anh bạn mình xuýt xoa, người đẹp Sài Gòn đã "quyến rũ" các tay máy chuyên nghiệp của Life từ thuở nào...
Ngắm ảnh thấy áo dài thập niên 60 và nay không khác nhiều: vẫn cổ áo cao và hai tà gần chấm gót. Các chị, các cô kết hợp khéo léo áo dài với nhiều món phụ kiện: nào kính mắt, ví cầm tay, guộc cao... "sành điệu" chẳng kém các fashion icon thời hiện đại.
Kể ra, Hà thành nổi tiếng với tiểu thư khuê các, Huế mộng mơ với thanh nữ nhỏ nhẹ, dịu hiền..."thơ" với áo dài lắm chứ, mà sao bao đôi mắt vẫn hướng về Sài Gòn?! Trong cảm quan bé nhỏ của tôi, phụ nữ Sài thành diện áo dài toát lên vẻ thời thượng, thanh lịch phảng phất nét tự do khó gặp nơi nào khác.
Những kiến thức chắp ghép về trang phục truyền thống thôi thúc tôi tìm đến nhà thiết kế Việt Hùng, người có nhiều năm gắn bó và ghi dấu ấn trong làng thời trang với áo dài.
Cám ơn anh Việt Hùng đã thu xếp thời gian trò chuyện cùng tôi. Tôi từng ngắm một số ảnh về phụ nữ Việt diện áo dài thập niên 60 và thấy hay vô cùng. Anh có ấn tượng gì đặt biệt với áo dài thời kỳ này không?
Đối với Hùng, áo dài những năm 60 rất gần với áo dài hiện nay với cổ cao, tà dài và dáng áo ôm sát thân người. Ấn tượng lớn nhất là cốt cách của người mặc nó, dáng đi khoan thai, điệu bộ từ tốn và sự chỉn chu trong cách kết hợp với phụ kiện như trang sức, túi xách ... kiểu tóc cũng được chải bới công phu.
Thời đó chưa nhiều áo dài thêu, đa phần chị em diện áo dài hoa hoặc áo dài trơn có tông màu cơ bản như trắng, đen, xanh da trời, vàng, tím, hồng, đỏ ... đơn giản nhưng vẫn toát lên nét duyên dáng, cuốn hút.
So với áo dài thời nay, anh thấy sao?
Áo dài nay được hỗ trợ rất nhiều từ công nghệ may, phụ liệu trang trí đa dạng, chất liệu cũng phong phú hơn. Cách cảm áo dài nay cũng khác, cởi mở hơn. Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa áo dài thập niên 60 "nhẹ" hơn trên bàn cân so sánh. Áo dài ngày nay thường có tay raglan ôm sát ngực làm nổi bật đường cong người mặc, trong khi áo dài thập niên 60 đặc trưng với nét duyên hờ trên dáng áo liền tay. Điều ấy tạo nên dấu ấn, khiến áo dài thập niên 60 dễ nhận ra lắm, thoáng trông là biết liền.
Mỗi lần vô Sài Gòn, mấy anh bạn của tôi lại xuýt xoa "Thiếu nữ Sài Gòn mặc áo dài duyên dáng quá". Thiếu nữ Sài Gòn và áo dài, theo anh bên nào "nâng" bên nào?
Ông bà ta có câu "người đẹp vì lụa". Hùng thấy lụa chỉ đẹp thôi chưa đủ, mà phải thổi hồn vào đó, tạo nên nét sinh động cho trang phục, cụ thể hơn là tà áo dài. Phần hồn quan trọng như cái nết của người phụ nữ, nên "cái nết kết hợp với cái đẹp" có thể tạo ra vẻ đẹp ám ảnh. Hùng nghĩ nếu thiếu nữ Hà Nội diện áo dài mang đậm tính truyền thống, thì mảnh đất Sài Gòn tạo các cô gái nét năng động và hiện đại rất riêng với áo dài.
Ngày nay nhiều chị em vẫn quan niệm rằng, lụa Hà Đông mềm mại và mỏng manh là chất liệu tuyệt vời nhất để may áo dài. Điều ấy liệu có hợp với xu hướng áo dài hiện đại?
Hùng có dịp đến Hà Đông rất nhiều lần để tìm hiểu và chọn mua vải. Lụa Vạn Phúc đẹp nhưng theo Hùng chưa hẳn là lựa chọn tuyệt vời nhất để may áo dài. Hiện nay có nhiều chất liệu đáp ứng được nét hiện đại và tinh tế cho người mặc, như tơ tằm gai chẳng hạn.
LHP Cannes 2012, Phạm Băng Băng từng diện váy thêu tứ đại mỹ nhân Trung Hoa lên thảm đỏ. Anh nghĩ sao nếu một ngày nào đó đưa nhân vật trong sử Việt Nam lên thiết kế áo dài của mình? Việc này có gì mạo hiểm không nhỉ?
(Cười) Có thể chứ. Hùng nghĩ tất cả đều nằm trong ý tưởng thôi. Nếu mang tính văn hóa, tôn vinh vẻ đẹp Việt thì tại sao không? Trước đây, Hùng cũng đã từng đem hình ảnh những nghệ sỹ hát chèo, cải lương hay cô Tấm ... lên tà áo dài, với nhân vật lịch sử có lẽ trong tương lai.
Mong rằng sẽ được thấy nhiều hơn nữa các mẫu thiết kế ấn tượng từ Việt Hùng. Một chút chia sẻ về ý tưởng thời trang năm nay của anh?
Thêm một năm "kinh tế buồn" khiến dòng thời trang cao cấp chưa thể phát triển mạnh. Vì vậy, ý tưởng chủ đạo của Hùng trong năm nay hướng vào dòng thời trang gần với cuộc sống, mang tông màu tươi sáng, họa tiết trẻ trung ... và rẻ. (Cười)
Cám ơn Việt Hùng.
Dáng áo dài thướt tha trên đường phố Sài Gòn đầu thập niên 60 - thế kỷ 20.