10 bí kíp dọn dẹp của ‘Người phụ nữ ngăn nắp’
Những chiếc thùng đựng đẹp đẽ sẽ khiến bạn có động lực giữ gìn chúng luôn sạch đẹp. Jen thường trang trí những chiếc xô, chậu bằng những tờ giấy dán lung linh. Cô luôn muốn mọi thứ trông rực rỡ và toát lên cảm giác ấm áp, vui vẻ.
Nội dung bài viết
Jen Jones là tác giả của trang nhật kí mạng siêu hữu ích "Tôi yêu dọn dep" (I Heart Organizing). Rất nhiều chị em phát cuồng vì những bí kíp lưu trữ thông minh và nhanh gọn để giữ nhà cửa sạch sẽ của cô giúp họ tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức. Gần đây, trong một cuộc phỏng vấn, Jen đã tiết lộ những bí mật chưa từng mật bí về cách thức cô dọn dẹp nhà cửa. Các bạn có thể tham khảo và áp dụng trong chính ngôi nhà của mình. Rất hữu ích đấy! 1. Viết rõ mục tiêu trước khi sắp xếp
Bạn cần làm rõ mình muốn giải quyết vấn đề gì, đặc biệt là khi muốn dọn dẹp cả căn phòng, trước khi xới tung lên và phân loại. Nếu bạn không có một mục tiêu rõ ràng thì rất có thể sẽ ngập lụt trong đống đồ lộn xộn.
Jen chia sẻ: "Tôi bắt đầu bằng cách viết xuống những vấn đề tôi muốn giải quyết trong phòng của mình, rồi sau đó đến những thứ mà tôi muốn giải quyết trước tiên. Sau đó, tôi chọn 3 vấn đề mà mình có thể giải quyết ngay trong hôm nay."
Bằng cách ghi rõ ràng, Jen không bao giờ bị quên mất mục đích ban đầu của mình khi ngụp lặn trong đống đồ. Hơn nữa, cô còn có thể tiết kiệm thời gian khi không phải nghĩ ngợi về các đồ linh tinh khác (Tôi có nên quăng chiếc áo len cũ này? Tôi có nên đặt lịch trên bức tường này?).
Do đó, bạn cần nhớ lên lịch rõ ràng và không có gắng thay đổi quá nhiều trong một thời gian ngắn.
2. Đừng cố gắng giữ những đồ đạc không còn phù hợp
Có một thời gian Jen đã cố gắng bố trí lại khu vực lối đi. Mới đầu, cô quyết định giữ lại chiếc tủ để giày cũ nhưng nó quá to chiếm hết lối đi lại. Cô kê nó trong phòng khách thì lại quá xa so với cửa và những đứa trẻ than phiền về việc phải xách giầy ra vào. Cuối cùng, thay vì giữ lại chiếc kệ giày đó, cô đã quyết định chi tiền cho một chiếc tủ mới thông minh phù hợp cho không gian hẹp. Chiếc tủ giày mới thông minh giúp lối đi rộng rãi hơn
3. Không để quá nhiều đồ đạc lung tung cùng một chỗ
"Tôi đã phải mất rất nhiều thời gian mới rút ra được bài học kinh nghiệm này. Khi bạn cho quá nhiều đồ linh tinh vào cùng một chỗ thì chỉ khiến cho công việc tìm kiếm trở nên khó khăn. Vì vậy, để tránh việc mất mát cũng như tiện tìm kiếm, hãy phân loại và để vào các hộp riêng dán nhãn. Tất cả các hộp để chung vào một góc phòng hay góc tủ."
4. Đôi khi bạn cần thay đổi thói quen chứ không phải đồ đạc
"Tôi đã từng có một phòng giặt chứa rất nhiều các sọt phân loại quần áo. Tuy nhiên, sau một thời gian, không gian trở nên đầy ắp không còn chỗ đi. Đó là lúc tôi nhận ra mình phải thay đổi thói quen của mình. Tôi đã chuyển sang giặt giũ hàng ngày để tránh việc ngồn ngộn lên những giỏ quần áo đã phân loại thay vì để dồn tất cả và giặt vào cuối tuần".
5. Tổng dọn dẹp không hề tốn nhiều tiền
"Tôi thường nghe mọi người than phiền rằng họ tốn rất nhiều tiền mỗi lần tổng vệ sinh hay dọn dẹp lại nhà cửa. Tôi thường tiết kiệm tận dụng lại các đồ cũ mỗi khi dọn dẹp nhà cửa, thậm chí đôi lúc kiếm được tiền từ chúng. Các hộc tủ cũ giờ được dùng để đựng đồ lặt vặt. Bạn cũng nên chọn mua những đồ nội thất thông minh với nhiều ngăn để không phải mỗi ngày đều phát bực vì tìm kiếm những món đồ cần thiết"
6. Đồ nội thất thẳng đứng ở những nơi nhỏ hẹp "Trong một không gian nhỏ thì những chiếc giá đứng là lựa chọn hoàn hảo của tôi. Chiều cao của chúng giúp tôi chứa hàng tấn đồ chỉ với một khoảng tường trống".
7. Đừng quên tận dụng mặt sau của cánh cửa
Mặt sau của cánh cửa rất tốt để bạn treo thêm một vài đồ lung tung và không hề tốn diện tích. Jen thường hay gắn lên đó một giá móc để treo quần áo hoặc vài đồ lung tung.
8. Lau sạch tủ trước khi xếp đồ vào
Khi dọn dẹp nhà cửa, Jen thường lau sạch sẽ các ngóc ngách trước. Một không gian tươi mát sẽ khiến Jen cân nhắc kĩ hơn khi quyết định nên xếp đồ đạc nào vào.
9. Trang trí thùng đựng Những chiếc thùng đựng đẹp đẽ sẽ khiến bạn có động lực giữ gìn chúng luôn sạch đẹp. Jen thường trang trí những chiếc xô, chậu bằng những tờ giấy dán lung linh. Cô luôn muốn mọi thứ trông rực rỡ và toát lên cảm giác ấm áp, vui vẻ.
10. Giải quyết các vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn đầu tiên
"Nhà kho tối tăm, bẩn thỉu luôn khiến tôi gai mắt nhưng bởi vì nó không thực sự ảnh hưởng đến thói quen hàng ngày nên tôi đã chọn để sắp xếp các không gian khác đầu tiên" Jen nói. "Hãy suy nghĩ về những gì đang chiếm toàn bộ năng lượng của bạn, và tập trung vào tìm ra những giải pháp."
Xem thêm Mẹo vặt gia đình:
Bài liên quan:
Bạn cần làm rõ mình muốn giải quyết vấn đề gì, đặc biệt là khi muốn dọn dẹp cả căn phòng, trước khi xới tung lên và phân loại. Nếu bạn không có một mục tiêu rõ ràng thì rất có thể sẽ ngập lụt trong đống đồ lộn xộn.
Jen chia sẻ: "Tôi bắt đầu bằng cách viết xuống những vấn đề tôi muốn giải quyết trong phòng của mình, rồi sau đó đến những thứ mà tôi muốn giải quyết trước tiên. Sau đó, tôi chọn 3 vấn đề mà mình có thể giải quyết ngay trong hôm nay."
Bằng cách ghi rõ ràng, Jen không bao giờ bị quên mất mục đích ban đầu của mình khi ngụp lặn trong đống đồ. Hơn nữa, cô còn có thể tiết kiệm thời gian khi không phải nghĩ ngợi về các đồ linh tinh khác (Tôi có nên quăng chiếc áo len cũ này? Tôi có nên đặt lịch trên bức tường này?).
Do đó, bạn cần nhớ lên lịch rõ ràng và không có gắng thay đổi quá nhiều trong một thời gian ngắn.
2. Đừng cố gắng giữ những đồ đạc không còn phù hợp
Có một thời gian Jen đã cố gắng bố trí lại khu vực lối đi. Mới đầu, cô quyết định giữ lại chiếc tủ để giày cũ nhưng nó quá to chiếm hết lối đi lại. Cô kê nó trong phòng khách thì lại quá xa so với cửa và những đứa trẻ than phiền về việc phải xách giầy ra vào. Cuối cùng, thay vì giữ lại chiếc kệ giày đó, cô đã quyết định chi tiền cho một chiếc tủ mới thông minh phù hợp cho không gian hẹp.
3. Không để quá nhiều đồ đạc lung tung cùng một chỗ
"Tôi đã phải mất rất nhiều thời gian mới rút ra được bài học kinh nghiệm này. Khi bạn cho quá nhiều đồ linh tinh vào cùng một chỗ thì chỉ khiến cho công việc tìm kiếm trở nên khó khăn. Vì vậy, để tránh việc mất mát cũng như tiện tìm kiếm, hãy phân loại và để vào các hộp riêng dán nhãn. Tất cả các hộp để chung vào một góc phòng hay góc tủ."
4. Đôi khi bạn cần thay đổi thói quen chứ không phải đồ đạc
"Tôi đã từng có một phòng giặt chứa rất nhiều các sọt phân loại quần áo. Tuy nhiên, sau một thời gian, không gian trở nên đầy ắp không còn chỗ đi. Đó là lúc tôi nhận ra mình phải thay đổi thói quen của mình. Tôi đã chuyển sang giặt giũ hàng ngày để tránh việc ngồn ngộn lên những giỏ quần áo đã phân loại thay vì để dồn tất cả và giặt vào cuối tuần".
5. Tổng dọn dẹp không hề tốn nhiều tiền
"Tôi thường nghe mọi người than phiền rằng họ tốn rất nhiều tiền mỗi lần tổng vệ sinh hay dọn dẹp lại nhà cửa. Tôi thường tiết kiệm tận dụng lại các đồ cũ mỗi khi dọn dẹp nhà cửa, thậm chí đôi lúc kiếm được tiền từ chúng. Các hộc tủ cũ giờ được dùng để đựng đồ lặt vặt. Bạn cũng nên chọn mua những đồ nội thất thông minh với nhiều ngăn để không phải mỗi ngày đều phát bực vì tìm kiếm những món đồ cần thiết"
6. Đồ nội thất thẳng đứng ở những nơi nhỏ hẹp
7. Đừng quên tận dụng mặt sau của cánh cửa
Mặt sau của cánh cửa rất tốt để bạn treo thêm một vài đồ lung tung và không hề tốn diện tích. Jen thường hay gắn lên đó một giá móc để treo quần áo hoặc vài đồ lung tung.
8. Lau sạch tủ trước khi xếp đồ vào
Khi dọn dẹp nhà cửa, Jen thường lau sạch sẽ các ngóc ngách trước. Một không gian tươi mát sẽ khiến Jen cân nhắc kĩ hơn khi quyết định nên xếp đồ đạc nào vào.
9. Trang trí thùng đựng
10. Giải quyết các vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn đầu tiên
"Nhà kho tối tăm, bẩn thỉu luôn khiến tôi gai mắt nhưng bởi vì nó không thực sự ảnh hưởng đến thói quen hàng ngày nên tôi đã chọn để sắp xếp các không gian khác đầu tiên" Jen nói. "Hãy suy nghĩ về những gì đang chiếm toàn bộ năng lượng của bạn, và tập trung vào tìm ra những giải pháp."
Xem thêm Mẹo vặt gia đình: