Bác sĩ viện Ung bướu chia sẻ bí quyết trồng rau sạch tại nhà
Sau những lần thử nghiệm rồi đạt thất bại đến thành công, chị Lê Bắc đã đúc rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho khu vườn rau sạch trên sân thượng của gia đình.
Nội dung bài viết
Chị Lê Bắc đang làm việc tại Bệnh viện Ung bướu ở Đà Nẵng. Công việc hàng ngày của chị chẳng liên quan gì đến việc nhà nông chân tay thế nhưng nhìn khu vườn um tùm của gia đình, mọi người như lạc vào một căn nhà quê.
Để có được khu vườn thế này là những nỗ lực của cả gia đình. Chị từng chia sẻ với mọi người: "Thầy u em bảo, chúng em chưa từng làm nông thì biết gì mà làm. Thực ra thì em cũng hoang mang lắm khi bắt tay vào công cuộc vườn tược này. Trước đây em toàn trồng cây kiểu amateur (PV: nghiệp dư), cứ múc đất vào gieo hạt là trồng luôn. Nhưng trồng kiểu này cũng chỉ được đợt đầu rau tốt tươi mà thôi. Còn những đợt sau thì rau còi cọc và không lên được nữa."
Lần sau, chị và chồng quyết định đầu tư hẳn một vườn rau và nghiên cứu đầy đủ cách thức làm đất, bón phân, tiêu diệt sâu bọ….Tất cả mọi kiến thức, kinh nghiệm của chị đều tìm hiểu trên Google. Chị cũng quen một số người ham hố làm nông tại nhà nên tích lũy được không ít kinh nghiệm trong suốt hơn một năm qua. Giàn bầu đáng ngưỡng mộ trên sân thượng nhà chị Bắc
Dưới đây là những kinh nghiệm của chị Lê Bắc để chăm được vườn rau sạch tại nhà tốt tươi.
1. Chuẩn bị:
- Chống thấm cho nhà:
Công việc đầu tiên khi muốn trồng cây tại nhà là cần phải chú ý đến việc chống thấm, chống ngấm nước, đặc biệt khi trồng rau trên sân thượng. Nếu trần nhà đã được xử lý chống thấm tốt thì tốt nhưng nếu nhà nào chưa xử lý tốt thì nên lót một tấm bạt lớn ở dưới.
Khi trồng, tất cả các thùng xốp phải được kê cao lên. Trong quá trình chăm sóc và tưới nước nên chú ý tưới ít một cho đất ngấm nước, tránh để tràn ra ngoài quá nhiều.
- Chuẩn bị thùng xốp:
Thùng xốp rất dễ kiếm. Tiện nhất là bạn ra các hàng hoa quả là có thể xin được bạt ngàn thùng xốp to, thùng vừa, thùng bé. Đối với những loại rau như rau mồng tơi, rau cải, rau cải bó xôi….thì chỉ cần mua loại thùng bình thường vì những loại này không cần quá nhiều đất. Đối với loại như bầu, mướp, dưa chuột thì cần nhiều đất nên phải sử dụng thùng to, ghép 2 thùng lại với nhau thì lượng đất mới đủ để ra quả. Cà chua quả to lúc lỉu
- Chuẩn bị đất
Đất là khâu vất vả nhất. Chị Bắc từng bắt đầu làm vườn rau vào thời điểm gần Tết nên không gọi được cho bất cứ chỗ bán đất nào chở tới được. Mà cái tính chị thì chẳng thể nào chờ đợi cái gì được, cứ thích là phải làm ngay và luôn nên hai vợ chồng tự đi xúc từng bao đất mang về. Về đến nhà, cả bố mẹ chồng cũng xúm lại cùng nhau vác đất lên trên sân thượng. Chị hóm hỉnh: "Có sức người, sỏi đá cũng thành rau".
Rút kinh nghiệm những lần trước, lần này chị làm đất kĩ trước khi trồng cây. Đất lấy về phải phơi nắng mấy ngày, sau đó trộn vôi bột, xới tơi đất, trộn phân đầy đủ rồi mới sử dụng. Việc phơi đất và trộn vôi bột là cực kỳ quan trọng vì để diệt mầm mống của trứng sâu bệnh.
2. Phân bón
- Ủ phân:
Công đoạn ủ phân này thực ra cần làm từ trước khi lấy đất cả tháng. Chị Bắc thích dùng phân hữu cơ tự ủ từ thức ăn thừa, cọng rau hoặc lá cây ủ hoai mục. Chị làm mấy thùng xốp to có nắp đậy để đựng thức ăn thừa như canh rau, xương cá, gà, vỏ trứng….. Thức ăn đã chiên xào thì cho nước vào gạn qua để bớt mặn và mỡ. Tất cả đổ vào thùng rồi sau đó lấp một lớp đất lên trên. Cứ sau mỗi bữa ăn lại làm như vậy thì sau khoảng gần một tuần là đầy một thùng.
Khi ủ, chú ý không cho nước vào thùng và mở hé nắp thùng cho không khí lưu thông. Như vậy, phân sẽ hoai mục nhanh. Thường thì mất khoảng 1 tháng đến 1.5 tháng là phân bón có thể sử dụng được.
* Trong các loại thực phẩm ủ phân thì vỏ chuối là tốt nhất. Chị Huế không chỉ lấy của nhà mà cứ thấy hàng xóm ăn là cũng xin vỏ về ủ. Vỏ chuối chứa nhiều Kali rất tốt để bón cho cây thời kỳ ra hoa, ra quả. Rau cải, rau muống lên mơn mởn
Một cách khác để ủ phân là cắt nhỏ hoa quả, vỏ hoa quả thừa cho vào trong nước để lên men. Sau một tuần, pha nước đó với nước sạch để tưới cho rau. Gia đình nào hay làm sữa đậu nành và dầu dừa cũng lấy luôn bã đậu nành, bã dừa ủ trộn vào đất bón cho cây.
Chị Bắc chia sẻ phân hữu cơ của gia đình không bị quá nhiều mùi. Nếu gia đình nào không có thời gian và ngại mùi nặng có thể sử dụng phân NPK bán sẵn.
- Sử dụng phân NPK:
Với một số loại cây dài ngày như mướp, bầu thì cần phải bón thêm NPK bổ sung cho cây được khỏe, nhất là giai đoạn cây ra hoa, quả. Thông thường, NPK mỗi tuần cần bón khoảng 1 tuần/lần, và dừng bón trước 15 ngày khi thu hoạch.
Bên cạnh loại NPK trộn sẵn, mọi người cũng có thể mua riêng từng loại của NPK là Kali (K), Đạm (N), Lân (P) để có thể điều chỉnh liều lượng phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của cây.
Tác dụng của từng loại phân như sau:
- (N) Phân đạm là loại dinh dưỡng quan trọng nhất, có tác dụng làm cây xanh tốt, sinh trưởng chiều cao và khối lượng thân lá, hình thành hoa quả, mầm chồi...Đạm có màu trắng tinh
- (P) Phân lân có tác dụng tốt cho việc ra rễ, ra hoa...Lân có màu đen
- (K) Phân kali có tác dụng tốt cho việc tổng hợp đường bột, xellulo, làm cây cứng cáp, giúp trái lớn nhanh, hạt mẩy, tăng độ ngọt và mầu sắc trá...Kali có màu đỏ.
Để có được khu vườn thế này là những nỗ lực của cả gia đình. Chị từng chia sẻ với mọi người: "Thầy u em bảo, chúng em chưa từng làm nông thì biết gì mà làm. Thực ra thì em cũng hoang mang lắm khi bắt tay vào công cuộc vườn tược này. Trước đây em toàn trồng cây kiểu amateur (PV: nghiệp dư), cứ múc đất vào gieo hạt là trồng luôn. Nhưng trồng kiểu này cũng chỉ được đợt đầu rau tốt tươi mà thôi. Còn những đợt sau thì rau còi cọc và không lên được nữa."
Lần sau, chị và chồng quyết định đầu tư hẳn một vườn rau và nghiên cứu đầy đủ cách thức làm đất, bón phân, tiêu diệt sâu bọ….Tất cả mọi kiến thức, kinh nghiệm của chị đều tìm hiểu trên Google. Chị cũng quen một số người ham hố làm nông tại nhà nên tích lũy được không ít kinh nghiệm trong suốt hơn một năm qua.
Dưới đây là những kinh nghiệm của chị Lê Bắc để chăm được vườn rau sạch tại nhà tốt tươi.
1. Chuẩn bị:
- Chống thấm cho nhà:
Công việc đầu tiên khi muốn trồng cây tại nhà là cần phải chú ý đến việc chống thấm, chống ngấm nước, đặc biệt khi trồng rau trên sân thượng. Nếu trần nhà đã được xử lý chống thấm tốt thì tốt nhưng nếu nhà nào chưa xử lý tốt thì nên lót một tấm bạt lớn ở dưới.
Khi trồng, tất cả các thùng xốp phải được kê cao lên. Trong quá trình chăm sóc và tưới nước nên chú ý tưới ít một cho đất ngấm nước, tránh để tràn ra ngoài quá nhiều.
- Chuẩn bị thùng xốp:
Thùng xốp rất dễ kiếm. Tiện nhất là bạn ra các hàng hoa quả là có thể xin được bạt ngàn thùng xốp to, thùng vừa, thùng bé. Đối với những loại rau như rau mồng tơi, rau cải, rau cải bó xôi….thì chỉ cần mua loại thùng bình thường vì những loại này không cần quá nhiều đất. Đối với loại như bầu, mướp, dưa chuột thì cần nhiều đất nên phải sử dụng thùng to, ghép 2 thùng lại với nhau thì lượng đất mới đủ để ra quả.
- Chuẩn bị đất
Đất là khâu vất vả nhất. Chị Bắc từng bắt đầu làm vườn rau vào thời điểm gần Tết nên không gọi được cho bất cứ chỗ bán đất nào chở tới được. Mà cái tính chị thì chẳng thể nào chờ đợi cái gì được, cứ thích là phải làm ngay và luôn nên hai vợ chồng tự đi xúc từng bao đất mang về. Về đến nhà, cả bố mẹ chồng cũng xúm lại cùng nhau vác đất lên trên sân thượng. Chị hóm hỉnh: "Có sức người, sỏi đá cũng thành rau".
Rút kinh nghiệm những lần trước, lần này chị làm đất kĩ trước khi trồng cây. Đất lấy về phải phơi nắng mấy ngày, sau đó trộn vôi bột, xới tơi đất, trộn phân đầy đủ rồi mới sử dụng. Việc phơi đất và trộn vôi bột là cực kỳ quan trọng vì để diệt mầm mống của trứng sâu bệnh.
2. Phân bón
- Ủ phân:
Công đoạn ủ phân này thực ra cần làm từ trước khi lấy đất cả tháng. Chị Bắc thích dùng phân hữu cơ tự ủ từ thức ăn thừa, cọng rau hoặc lá cây ủ hoai mục. Chị làm mấy thùng xốp to có nắp đậy để đựng thức ăn thừa như canh rau, xương cá, gà, vỏ trứng….. Thức ăn đã chiên xào thì cho nước vào gạn qua để bớt mặn và mỡ. Tất cả đổ vào thùng rồi sau đó lấp một lớp đất lên trên. Cứ sau mỗi bữa ăn lại làm như vậy thì sau khoảng gần một tuần là đầy một thùng.
Khi ủ, chú ý không cho nước vào thùng và mở hé nắp thùng cho không khí lưu thông. Như vậy, phân sẽ hoai mục nhanh. Thường thì mất khoảng 1 tháng đến 1.5 tháng là phân bón có thể sử dụng được.
* Trong các loại thực phẩm ủ phân thì vỏ chuối là tốt nhất. Chị Huế không chỉ lấy của nhà mà cứ thấy hàng xóm ăn là cũng xin vỏ về ủ. Vỏ chuối chứa nhiều Kali rất tốt để bón cho cây thời kỳ ra hoa, ra quả.
Một cách khác để ủ phân là cắt nhỏ hoa quả, vỏ hoa quả thừa cho vào trong nước để lên men. Sau một tuần, pha nước đó với nước sạch để tưới cho rau. Gia đình nào hay làm sữa đậu nành và dầu dừa cũng lấy luôn bã đậu nành, bã dừa ủ trộn vào đất bón cho cây.
Chị Bắc chia sẻ phân hữu cơ của gia đình không bị quá nhiều mùi. Nếu gia đình nào không có thời gian và ngại mùi nặng có thể sử dụng phân NPK bán sẵn.
- Sử dụng phân NPK:
Với một số loại cây dài ngày như mướp, bầu thì cần phải bón thêm NPK bổ sung cho cây được khỏe, nhất là giai đoạn cây ra hoa, quả. Thông thường, NPK mỗi tuần cần bón khoảng 1 tuần/lần, và dừng bón trước 15 ngày khi thu hoạch.
Bên cạnh loại NPK trộn sẵn, mọi người cũng có thể mua riêng từng loại của NPK là Kali (K), Đạm (N), Lân (P) để có thể điều chỉnh liều lượng phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của cây.
Tác dụng của từng loại phân như sau:
- (N) Phân đạm là loại dinh dưỡng quan trọng nhất, có tác dụng làm cây xanh tốt, sinh trưởng chiều cao và khối lượng thân lá, hình thành hoa quả, mầm chồi...Đạm có màu trắng tinh
- (P) Phân lân có tác dụng tốt cho việc ra rễ, ra hoa...Lân có màu đen
- (K) Phân kali có tác dụng tốt cho việc tổng hợp đường bột, xellulo, làm cây cứng cáp, giúp trái lớn nhanh, hạt mẩy, tăng độ ngọt và mầu sắc trá...Kali có màu đỏ.