Bàng cổ thụ hơn cả trăm tuổi rỗng ruột vẫn tươi xanh khác thường
Năm 1991, Đền Vạn Lộc được công nhận là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia.
Nội dung bài viết
Một số tiểu thương bán lá hoàng kim riêng lẻ để chị em mua về cắm lọ. Khi trời sang thu, lá hoàng kim từ màu xanh chuyển sang vàng đỏ giống như mùa thu Hàn Quốc, rất đẹp và bắt mắt.
Đền Vạn Lộc được xây dựng vào thời Hậu Lê để thờ Thái úy Nguyễn Sư Hồi (1444 -1506) - con trai trưởng của Thái sư Cương Quốc Công Nguyễn Xí. Ông là người có công lớn trong việc hộ quốc an dân, đánh đuổi giặc thù, khai cơ lập ấp, lập nên làng Vạn Lộc (phường Nghi Tân ngày nay). Đền Vạn Lộc là một công trình kiến trúc cổ kính, quy mô, nơi đây còn lưu giữ nhiều hiện vật cổ kính.
Năm 1991, Đền Vạn Lộc được công nhận là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia. Du khách đến chiêm bái không khỏi ngạc nhiên khi ở phía sau đền có một cây bàng cổ thụ mặc dù đã rỗng ruột nhưng vẫn vô cùng xanh tươi.
Bà Đinh Thị Oanh, thành viên Ban quản lý đền Vạn Lộc cho biết, cây bàng cổ thụ trong đền đã có từ lâu đời. Cây cao khoảng 12m, chu vi gốc cây nơi lớn nhất khoảng hơn 4m. Khoảng vài chục năm trở lại đây, thân chính của cây bị mục, rỗng từ dưới lên trên, dưới gốc bị hở một lối lớn.
Bên trong gốc cây bàng khá rộng, có sức chứa khoảng 4-5 người. Phía dưới có rất nhiều đất, gạch, lá cây…
Đứng trong thân cây nhìn lên, cây bàng như một ống gỗ khô khổng lồ.
“Ngày xưa vùng này gọi là Trại Bàng vì có rất nhiều bàng nhưng nay chỉ còn một cây duy nhất. Cây bàng này từng bị các trận bão lớn đánh gãy hết nhánh. Trải qua thời gian, cây bị mục, rỗng ruột, nhưng điều kỳ diệu là cây vẫn sống, mỗi năm còn mọc thêm nhiều cành mới. Du khách ở Hà Nội hay các tỉnh thành khác về đây chiêm bái đều ra chụp ảnh cùng với cây bàng này”, bà Oanh chia sẻ.
Phần dưới thân cây bàng có nhiều u bạnh, lồi, lõm và nhiều lỗ thủng lớn
Nhiều du khách đến Đền thường thích thú vào trong gốc cây cổ thụ để chụp ảnh.
Mặc dù bị rỗng ruột, nhưng cây bàng cổ thụ này vẫn sống xanh tốt, nhiều cành bàng non đâm ra tua tủa, khẳng định sức sống mãnh liệt.
Đền Vạn Lộc được xây dựng vào thời Hậu Lê để thờ Thái úy Nguyễn Sư Hồi (1444 -1506) - con trai trưởng của Thái sư Cương Quốc Công Nguyễn Xí. Ông là người có công lớn trong việc hộ quốc an dân, đánh đuổi giặc thù, khai cơ lập ấp, lập nên làng Vạn Lộc (phường Nghi Tân ngày nay). Đền Vạn Lộc là một công trình kiến trúc cổ kính, quy mô, nơi đây còn lưu giữ nhiều hiện vật cổ kính.
Năm 1991, Đền Vạn Lộc được công nhận là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia. Du khách đến chiêm bái không khỏi ngạc nhiên khi ở phía sau đền có một cây bàng cổ thụ mặc dù đã rỗng ruột nhưng vẫn vô cùng xanh tươi.
Bà Đinh Thị Oanh, thành viên Ban quản lý đền Vạn Lộc cho biết, cây bàng cổ thụ trong đền đã có từ lâu đời. Cây cao khoảng 12m, chu vi gốc cây nơi lớn nhất khoảng hơn 4m. Khoảng vài chục năm trở lại đây, thân chính của cây bị mục, rỗng từ dưới lên trên, dưới gốc bị hở một lối lớn.
Bên trong gốc cây bàng khá rộng, có sức chứa khoảng 4-5 người. Phía dưới có rất nhiều đất, gạch, lá cây…
Đứng trong thân cây nhìn lên, cây bàng như một ống gỗ khô khổng lồ.
“Ngày xưa vùng này gọi là Trại Bàng vì có rất nhiều bàng nhưng nay chỉ còn một cây duy nhất. Cây bàng này từng bị các trận bão lớn đánh gãy hết nhánh. Trải qua thời gian, cây bị mục, rỗng ruột, nhưng điều kỳ diệu là cây vẫn sống, mỗi năm còn mọc thêm nhiều cành mới. Du khách ở Hà Nội hay các tỉnh thành khác về đây chiêm bái đều ra chụp ảnh cùng với cây bàng này”, bà Oanh chia sẻ.
Phần dưới thân cây bàng có nhiều u bạnh, lồi, lõm và nhiều lỗ thủng lớn
Nhiều du khách đến Đền thường thích thú vào trong gốc cây cổ thụ để chụp ảnh.
Mặc dù bị rỗng ruột, nhưng cây bàng cổ thụ này vẫn sống xanh tốt, nhiều cành bàng non đâm ra tua tủa, khẳng định sức sống mãnh liệt.