Cửa hàng cà phê đàm đạo về cái chết ở London
Ở Death Café, bạn có thể chọn cà phê hoặc cái chết trong thực đơn.
Nội dung bài viết
London mở cửa quán “Death Café” ( cà phê Chết), nơi mọi người có thể tới đàm đạo về chủ đề cái chết. Từ khi ý tưởng Cà phê Chết bắt đầu năm 2011 tới nay có hơn 2.000 quán mở cửa theo chủ đề này trên khắp thế giới, chủ yếu ở Anh.
Tháng 9 này, người sáng lập trào lưu Death Café mở cửa trụ sở thương hiệu tại London và tháng sau sẽ đưa cổ phiếu công ty lên sàn chứng khoán.
Jon Underwood, cố vấn dịch vụ an táng cũng là người sáng lập Death Café nói mục tiêu của ý tưởng nhằm “nâng cao nhận thức về cái chết để giúp mọi người có thể làm được nhiều nhất trong cuộc sống (hữu hạn) của họ”.
Death Café đơn giản là môi trường cởi mở để nhắc đến cái chết một cách nhẹ nhàng, giảm nỗi sợ hãi. Việc nói về những cách ra đi cũng được hoan nghênh, không cần e dè hay lảng tránh.
Một cuộc khảo sát do tổ chức từ thiện Hyding Matters tiết lộ hơn 70% người được hỏi đều cảm thấy không thoải mái khi nói về cái chết hoặc cách để chết.
“Chúng tôi muốn tạo ra một môi trường mà nơi đó ai quan tâm cũng có thể tự nhiên và thoải mái nói về cái chết”, ông Underwood nói.
Một thực khách tới thăm Death Café ở phía Tây London cho biết không khí ở đây rất ấm cúng, hài hước và hoàn toàn không có sự đau khổ nào. Mọi người thường chia sẻ những câu chuyện đáng sợ về việc phải chứng kiến người thân yêu ra đi. Nhưng ở đây chỉ có niềm vui, nụ cười, động viên nhau và sự thành thật. Vài người đại diện của ngành “công nghiệp chết”như chăm sóc thi thể, cử hành tang lễ cũng thường có mặt ở đây.
“Tôi cảm thấy mình thực sự sống hơn từ khi làm việc ở nhà tang lễ. Nó giúp tôi nhận ra không phải vòng tròn giữa sự sống và cái chết, nó giống một bát súp vũ trụ có sự sống và cái trên trôi nổi cùng nhau”, một phụ nữ cho biết.
Như Bình (theo The Independent)
Tháng 9 này, người sáng lập trào lưu Death Café mở cửa trụ sở thương hiệu tại London và tháng sau sẽ đưa cổ phiếu công ty lên sàn chứng khoán.
Jon Underwood, cố vấn dịch vụ an táng cũng là người sáng lập Death Café nói mục tiêu của ý tưởng nhằm “nâng cao nhận thức về cái chết để giúp mọi người có thể làm được nhiều nhất trong cuộc sống (hữu hạn) của họ”.
Death Café đơn giản là môi trường cởi mở để nhắc đến cái chết một cách nhẹ nhàng, giảm nỗi sợ hãi. Việc nói về những cách ra đi cũng được hoan nghênh, không cần e dè hay lảng tránh.
Một miếng bánh được phục vụ trong quán. Ảnh: BBC. |
“Chúng tôi muốn tạo ra một môi trường mà nơi đó ai quan tâm cũng có thể tự nhiên và thoải mái nói về cái chết”, ông Underwood nói.
Một thực khách tới thăm Death Café ở phía Tây London cho biết không khí ở đây rất ấm cúng, hài hước và hoàn toàn không có sự đau khổ nào. Mọi người thường chia sẻ những câu chuyện đáng sợ về việc phải chứng kiến người thân yêu ra đi. Nhưng ở đây chỉ có niềm vui, nụ cười, động viên nhau và sự thành thật. Vài người đại diện của ngành “công nghiệp chết”như chăm sóc thi thể, cử hành tang lễ cũng thường có mặt ở đây.
“Tôi cảm thấy mình thực sự sống hơn từ khi làm việc ở nhà tang lễ. Nó giúp tôi nhận ra không phải vòng tròn giữa sự sống và cái chết, nó giống một bát súp vũ trụ có sự sống và cái trên trôi nổi cùng nhau”, một phụ nữ cho biết.
Như Bình (theo The Independent)