Học hỏi “bí kíp” của mẹ Tây sắp xếp cho nhà nhỏ, nhu cầu lớn
Đáng buồn là việc “thanh lọc” một lần duy nhất không thể giúp bạn thoát khỏi những trở ngại, bởi vì đồ đạc thường có xu hướng hướng được tích lũy thêm. Jordan khuyên rằng mỗi tháng hãy kiểm tra một lượt khắp nhà và vứt đi những thứ không dùng đến nữa.
Nội dung bài viết
Nếu như mỗi người trong gia đình chỉ sở hữu có 38 mét vuông đất thì họ không nên ôm đồm quá nhiều đồ đạc. Một năm trời sống ở nước ngoài trước khi chuyển về căn hộ ở San Francisco đã đem lại cho Jordan một khám phá mới mẻ: “Đồ đạc của chúng tôi được cất trong kho. Và tôi nhận ra rằng chỉ có 10 thứ là tôi thực sự cần đến, còn những thứ khác thì thậm chí tôi còn chẳng nhớ ra”. Bạn cần đánh giá cuộc sống sinh hoạt chứ không phải đồ đạc trong chính nhà mình. Jordan nói thêm: “Khi bạn chỉ có một căn nhà nhỏ, đồ đạc đáng bị quảng bớt đi hơn là giữ trong nhà.”
2.Tiếp tục loại bỏ bớt đồ đạc
Đáng buồn là việc “thanh lọc” một lần duy nhất không thể giúp bạn thoát khỏi những trở ngại, bởi vì đồ đạc thường có xu hướng hướng được tích lũy thêm. Jordan khuyên rằng mỗi tháng hãy kiểm tra một lượt khắp nhà và vứt đi những thứ không dùng đến nữa.
3. Lựa chọn đồ đạc cẩn thận
Mọi thứ trong ngôi nhà này đều được lựa chọn tùy theo nhu cầu về không gian. Trong một phòng khách nhỏ, một vài đồ đạc thiết yếu – ghế nệm dài, kệ sách để lưu trữ - sẽ được cân bằng bởi những thứ khác, những đồ khiến cho không gian, tầm nhìn sáng hơn như bàn có giá đỡ và ghế tựa gỗ có chân dài,. Những thứ này đều sẽ khiến cho căn phòng bớt ngột ngạt hơn, đông đúc. Phòng ăn là không cần thiết nên bàn bếp sẽ đảm nhận hai chức năng là bàn để dùng bữa tối và cũng là nơi để chuẩn bị đồ ăn. Ghế ngồi bên bàn bếp sẽ được chồng lên khi chưa dùng đến.