Mê đắm những điệu múa quyến rũ của thiếu nữ các dân tộc
Vũ công với những cái phẩy tay, phất quạt, uyển chuyển gót chân lúc khoan thai, lúc mạnh mẽ khiến người xem như bị cuốn hút theo từng điệu múa. Hai chiếc quạt như đôi cánh, thể hiện tiếng nói tâm tình, khi vui quạt vung lên, khi buồn quạt úp xuống, khi yêu thương quạt duyên dáng, khi nghĩa tình thì sóng đôi bay lượn.
Nội dung bài viết
Hòa mình trong các lễ hội, du khách có dịp chiêm ngưỡng điệu xòe, điệu dậm thuông hay điệu chim công say đắm.
1. Điệu múa xòe say đắm của thiếu nữ Thái
Từ ngàn xưa, dưới những nếp nhà sàn đơn sơ mộc mạc của người Tây Bắc, những ngày đầu xuân luôn rực rỡ sắc màu thổ cẩm của các thiếu nữ Thái trong điệu múa xòe truyền thống. Điệu múa này thường được thể hiện trong những cuộc vui như lễ mừng nhà mới, đám cưới, hỏi, đến những lễ hội lớn của bản làng, lễ hội mừng cơm mới...
Không chỉ đơn giản là điệu múa trong cuộc vui, người ta cảm nhận được mỗi động tác, dáng đi, cách chuyển động là những khát vọng cuộc sống, tình yêu... được gửi gắm trong mỗi điệu xòe.
Trong tiếng nhạc, tiếng trống mõ với ống nứa gõ vào nhau hòa lẫn tiếng hát, những vòng xòe của thiếu nữ Thái như rộn ràng hơn, làm cho người lạ bỗng chốc trở thành quen và nhanh chóng hòa nhau trong điệu xòe uyển chuyển.
Ngày nay, múa xoè đã tạo nên một nét văn hóa, phong tục xòe truyền thống trường tồn và không thể thiếu trong cuộc sống của cộng đồng dân tộc Thái. Du khách lên tây bắc có thể dễ dàng thưởng thức những đêm tiệc xòe ngay dưới sân nhà sàn, chếnh choáng trong hơi rượu thơm nồng và ngất ngây trước sự quyến rũ của thiếu nữ miền sơn cước.
2. Dậm Thuông, vũ điệu cộng đồng của người Tày
Từ một nghi lễ hoang sơ, điệu múa Dậm Thuông đã trở thành một hoạt động văn hóa cộng đồng, thường được tổ chức trong các dịp quan trọng như ma chay, cưới hỏi, hoặc lễ hội... Người dân nhảy múa như một hình thức mời thần linh chứng giám, vừa là để cảm tạ và cầu xin sự no ấm, may mắn cho một năm mới an lành, một mùa lúa thóc, trâu bò đầy nhà.
Với 6 điệu gồm Dậm Khăn, Dậm Chèo Thuyền, Dậm Tính, Dậm Quạt, Quét Sân Rồng, Dậm Téo Kéo, mỗi điệu dậm sẽ có một bài hát khác nhau với các nhạc cụ. Ngoài quạt, khăn, khi thực hiện điệu nhảy người ta còn sử dụng cả kiếm gỗ, chân hương, đèn...
Điều đặc biệt của điệu múa mang đầy màu sắc kỳ ảo này là có thể khiến mọi người xung quanh cùng tham gia, nhảy múa với tâm trạng háo hức giống như trong trạng thái lên đồng, chứa đựng sự bí ẩn. Người nhảy cần sự khéo léo, phối hợp giữa chân và tay một cách nhịp nhàng theo tiếng đàn tính tẩu, tiếng then réo rắt, trong khói hương, đèn nến mờ ảo.
Những bước nhảy, múa của chàng trai, cô gái khi uyển chuyển, lúc mạnh mẽ lâng lâng trong tiếng nhạc, không có cảm giác biết mệt và dường như làm cho mọi người gần gũi nhau hơn.
3. Múa Pồn Poong của người Mường
Không khí vui tươi, náo nhiệt trong điệu múa Pồn Poong của người mường từ lâu đã hấp dẫn du khách gần xa khi đến với xứ Thanh. Đến đây vào dịp lễ hội, bạn sẽ được sống trong không khí náo nhiệt, vui vẻ và lạc quan với âm thanh rộn ràng của tiếng cồng, tiếng trống cái... hòa cùng tiếng reo vui của những cô gái, chàng trai thôn bản.
Đây là điệu múa của người dân cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi và đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa cộng đồng, tái hiện những cảnh sinh hoạt đời thường như cảnh săn bắn, khai hoang, mở đất, dựng nước, đuổi thú dữ... Người ta múa hát giao duyên, tâm tình và nhiều người đã nên vợ thành chồng sau mỗi mùa lễ hội.
4. Sênh Tiền, vũ khúc của người Mông
Không biết điệu múa Sênh Tiền có từ bao giờ nhưng người Mông trên núi cao từ bao đời nay đều biết và lưu giữ cho các thế hệ sau. Đây là điệu múa truyền thống vào những ngày lễ hội khiến cho mọi người xích lại gần nhau, mang đến một không khí tươi mới, đầm ấm mỗi độ xuân về.
Góp phần làm nên điệu múa nổi tiếng này chỉ là một chiếc gậy bằng trúc, được đục lỗ để xâu những đồng xu vào. Nhưng khi múa với các động tác chạm nhẹ vào chân, tay, vào bàn chân, chiếc gậy tạo ra thứ âm thanh rất vui nhộn và kỳ bí.
Thường múa Sênh Tiền sẽ có từ 4 đến 8 nam, nữ kết hợp, biểu diễn các động tác xoay người nhịp nhàng và tình tứ với sự tha thướt, uyển chuyển của những cô gái trong những bộ váy áo thổ cẩm sặc sỡ. Đây cũng chính là dịp để các chàng trai, cô gái người Mông phô diễn những nét đẹp văn hoá và là nơi để giao duyên.
5. Múa chim công của người Chăm
Theo quan niệm của người Chăm, chim công là biểu tượng của niềm vui, của sự may mắn, vì vậy múa Biyen (chim công) luôn có trong các ngày lễ hội. Tham gia vào lễ hội Chăm, du khách sẽ bắt gặp những cô gái trong chiếc áo dài truyền thống thướt tha với điệu múa nhịp nhàng, uyển chuyển trong tiếng trống ginăng tưng bừng, rộn rã.
Vũ công với những cái phẩy tay, phất quạt, uyển chuyển gót chân lúc khoan thai, lúc mạnh mẽ khiến người xem như bị cuốn hút theo từng điệu múa. Hai chiếc quạt như đôi cánh, thể hiện tiếng nói tâm tình, khi vui quạt vung lên, khi buồn quạt úp xuống, khi yêu thương quạt duyên dáng, khi nghĩa tình thì sóng đôi bay lượn.
Anh Phương
1. Điệu múa xòe say đắm của thiếu nữ Thái
Từ ngàn xưa, dưới những nếp nhà sàn đơn sơ mộc mạc của người Tây Bắc, những ngày đầu xuân luôn rực rỡ sắc màu thổ cẩm của các thiếu nữ Thái trong điệu múa xòe truyền thống. Điệu múa này thường được thể hiện trong những cuộc vui như lễ mừng nhà mới, đám cưới, hỏi, đến những lễ hội lớn của bản làng, lễ hội mừng cơm mới...
Điệu múa xòe Thái. Ảnh: yeutretho |
Trong tiếng nhạc, tiếng trống mõ với ống nứa gõ vào nhau hòa lẫn tiếng hát, những vòng xòe của thiếu nữ Thái như rộn ràng hơn, làm cho người lạ bỗng chốc trở thành quen và nhanh chóng hòa nhau trong điệu xòe uyển chuyển.
Ngày nay, múa xoè đã tạo nên một nét văn hóa, phong tục xòe truyền thống trường tồn và không thể thiếu trong cuộc sống của cộng đồng dân tộc Thái. Du khách lên tây bắc có thể dễ dàng thưởng thức những đêm tiệc xòe ngay dưới sân nhà sàn, chếnh choáng trong hơi rượu thơm nồng và ngất ngây trước sự quyến rũ của thiếu nữ miền sơn cước.
2. Dậm Thuông, vũ điệu cộng đồng của người Tày
Từ một nghi lễ hoang sơ, điệu múa Dậm Thuông đã trở thành một hoạt động văn hóa cộng đồng, thường được tổ chức trong các dịp quan trọng như ma chay, cưới hỏi, hoặc lễ hội... Người dân nhảy múa như một hình thức mời thần linh chứng giám, vừa là để cảm tạ và cầu xin sự no ấm, may mắn cho một năm mới an lành, một mùa lúa thóc, trâu bò đầy nhà.
Với 6 điệu gồm Dậm Khăn, Dậm Chèo Thuyền, Dậm Tính, Dậm Quạt, Quét Sân Rồng, Dậm Téo Kéo, mỗi điệu dậm sẽ có một bài hát khác nhau với các nhạc cụ. Ngoài quạt, khăn, khi thực hiện điệu nhảy người ta còn sử dụng cả kiếm gỗ, chân hương, đèn...
Điệu múa Dậm Thuông nổi tiếng của dân tộc Tày. Ảnh: baoyenbai |
Những bước nhảy, múa của chàng trai, cô gái khi uyển chuyển, lúc mạnh mẽ lâng lâng trong tiếng nhạc, không có cảm giác biết mệt và dường như làm cho mọi người gần gũi nhau hơn.
3. Múa Pồn Poong của người Mường
Không khí vui tươi, náo nhiệt trong điệu múa Pồn Poong của người mường từ lâu đã hấp dẫn du khách gần xa khi đến với xứ Thanh. Đến đây vào dịp lễ hội, bạn sẽ được sống trong không khí náo nhiệt, vui vẻ và lạc quan với âm thanh rộn ràng của tiếng cồng, tiếng trống cái... hòa cùng tiếng reo vui của những cô gái, chàng trai thôn bản.
Đây là điệu múa của người dân cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi và đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa cộng đồng, tái hiện những cảnh sinh hoạt đời thường như cảnh săn bắn, khai hoang, mở đất, dựng nước, đuổi thú dữ... Người ta múa hát giao duyên, tâm tình và nhiều người đã nên vợ thành chồng sau mỗi mùa lễ hội.
4. Sênh Tiền, vũ khúc của người Mông
Không biết điệu múa Sênh Tiền có từ bao giờ nhưng người Mông trên núi cao từ bao đời nay đều biết và lưu giữ cho các thế hệ sau. Đây là điệu múa truyền thống vào những ngày lễ hội khiến cho mọi người xích lại gần nhau, mang đến một không khí tươi mới, đầm ấm mỗi độ xuân về.
Múa sênh tiền. Ảnh: baolaocai |
Thường múa Sênh Tiền sẽ có từ 4 đến 8 nam, nữ kết hợp, biểu diễn các động tác xoay người nhịp nhàng và tình tứ với sự tha thướt, uyển chuyển của những cô gái trong những bộ váy áo thổ cẩm sặc sỡ. Đây cũng chính là dịp để các chàng trai, cô gái người Mông phô diễn những nét đẹp văn hoá và là nơi để giao duyên.
5. Múa chim công của người Chăm
Theo quan niệm của người Chăm, chim công là biểu tượng của niềm vui, của sự may mắn, vì vậy múa Biyen (chim công) luôn có trong các ngày lễ hội. Tham gia vào lễ hội Chăm, du khách sẽ bắt gặp những cô gái trong chiếc áo dài truyền thống thướt tha với điệu múa nhịp nhàng, uyển chuyển trong tiếng trống ginăng tưng bừng, rộn rã.
Múa đội "thon hala" kết hợp với múa quạt. Ảnh: Putra Jatrai |
Anh Phương