Mô hình V.A.C siêu sạch của chàng trai Hà thành
“Với sở thích trồng cây, tìm tòi các loại giống cây trồng và vật nuôi mới lạ, mình đã nảy ra ý tưởng thực hiện mô hình VAC kiểu mới. Do vậy, cách đây 1 năm, mình đã bắt tay thực hiện việc nuôi gà, thả cá và trồng cây ăn quả nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch cho gia đình”, Mạnh Tùng cho hay.
Nội dung bài viết
Mô hình V.A.C “siêu sạch”
Trước tình trạng thực phẩm không an toàn, chàng trai trẻ tuổi sinh năm 1993 Nguyễn Mạnh Tùng (Đống Đa-Hà Nội) đã nảy ra ý tưởng táo bạo. Đó là, “cải tạo” khu sân gạch dưới tầng 1 và khoảng tầng thượng bê tông để thực hiện mô hình Vườn - Ao - Chuồng siêu sạch.
“Với sở thích trồng cây, tìm tòi các loại giống cây trồng và vật nuôi mới lạ, mình đã nảy ra ý tưởng thực hiện mô hình VAC kiểu mới. Do vậy, cách đây 1 năm, mình đã bắt tay thực hiện việc nuôi gà, thả cá và trồng cây ăn quả nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch cho gia đình”, Mạnh Tùng cho hay. Nguyễn Mạnh Tùng, chàng trai trẻ tuổi với mô hình VAC siêu sạch
Chàng trai Hà thành cho biết thêm, anh đã tận dụng ban công các tầng và khoảng sân thượng 100m2 để trồng các loại cây ăn quả. Ngoài ra, anh còn thiết kế ao thả cá dưới sân vườn tầng 1 và đóng chuồng gỗ nhỏ nuôi gà.
Mạnh Tùng tâm sự: “Hiện tại, khu vườn trên sân thượng trồng nhiều loại quả như cà chua, các loại rau cải, rau ngót, rau thơm và các loại dưa, nho, táo,…Bên cạnh đó, mình còn nuôi gà ta và thả các giống cá như rô phi, trê phi, cá quả và cá sấu hỏa tiễn”.
Kinh nghiệm nuôi gà, thả cá hiệu quả
Mặc dù còn trẻ nhưng chàng trai 24 tuổi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm nuôi trồng qua sách báo. Từ đó, anh đã thực hiện thành công mô hình Vườn - Ao - Chuồng “siêu sạch”.
Chia sẻ kinh nghiệm nuôi gà tại gia, Mạnh Tùng cho biết: “Để nuôi được những chú gà ta, mình dùng thóc nấu và rau xanh. Đặc biệt, mình chỉ nuôi trong chuồng rộng khoảng 15m2, dưới nền có lót đất. Do không ăn cám hóa học, phân gà rất khô, hầu như không có mùi và sạch”.
Anh cho biết thêm, anh thả khoảng mấy trăm con cá rô phi, trê phi, cá quả và cá sấu hỏa tiễn dưới chiếc ao nhỏ. Hằng ngày, anh cho cá ăn đầu cá bể và ruột cá nước ngọt băm nhỏ. Chiếc "ao nhỏ" thả khoảng mấy trăm con cá rô phi, trê phi, cá quả và cá sấu hỏa tiễn
Áp dụng phương pháp 3 sạch trồng dưa
Tùng áp dụng theo phương pháp 3 sạch: Đất - Phân - Nước trong việc trồng dưa. “Muốn dưa ít bệnh, cần chuẩn bị đất thật sạch. Sau đó, đem phơi khô đập vụn và trộn với vôi bột. Nếu muốn tái sử dụng, chỉ cần trộn đất đã qua sử dụng với xỉ than”.
Dưa là cây leo cho quả nên khâu phân bón cũng rất quan trọng. Đối với các loại dưa thông thường, mỗi thùng xốp anh trộn phân theo tỉ lệ: 1 - 2 kg phân gà ủ/20 - 30 kg đất. Hoặc có thể dùng phân bò, phân trùn để thay thế. Ngoài ra, có thể lót lớp rau của quả bỏ đi xuống đáy thùng xốp. Tùng áp dụng theo phương pháp 3 sạch: Đất- Phân- Nước trong việc trồng dưa
“Cách chăm sóc dưa rất đơn giản, tùy theo từng giai đoạn. Giai đoạn cây con, chỉ cần tưới nước sạch hằng ngày. Bên cạnh đó, cần đảm bảo độ sáng cho cây bởi giống dưa ưa nắng”, Mạnh Tùng cho hay.
Đối với dưa chuột, Tùng để cây phát triển bình thường, không bấm ngọn. Còn dưa lê, cây con được 5-7 lá nên cắt ngón để cây ra nhánh mới và tiếp tục bấm các ngọn để cây bói nhiều trái. Riêng dưa lưới, cần tập trung nuôi thân chính. Do vậy, cây có nhánh cần cắt bỏ. Khi cây có quả cao tầm 1,5-1,8m thì cắt ngọn để tập trung nuôi quả.
“Dưa bắt đầu ra hoa sau khoảng 3-4 tuần trồng. Vì thế, mình rất chú trọng vấn đề thụ phấn cho cây. Lấy nhị của bông hoa đực chấm nhẹ vào bông cái. Sau vài ngày, hoa cái sẽ đậu quả. Thời gian thu hoạch của các loại dưa phụ thuộc vào từng giống cây: Dưa chuột từ 7-10 ngày, dưa lê từ 15-20 ngày, dưa lưới từ 30-35 ngày và dưa hấu từ 45-50 ngày”, Mạnh Tùng chỉ cách thụ phấn cho hoa dưa. Cách chăm sóc dưa rất đơn giản, tùy theo từng giai đoạn Gà sạch được nuôi trong chuồng có diện tích 15m vuông Su hào tím cho củ to nhờ phân sạch, đất sạch và nước sạch Toàn cảnh vườn rau trên sân thượng của Nguyễn Mạnh Tùng Dâu tây bói quả sai, to tròn Sau thời gian chăm sóc, dâu tây chín mọng và... ...đỏ ngọt lịm kích thích vị giác của người chiêm ngưỡng Cà chua đen chín bóng cả khay Dưa chuột dài vỏ xanh Dưa lưới quả to tròn chũm chĩm trên giàn Qủa dưa nằm gọn trong ánh nắng sân thượng Màu vàng- xanh của 2 thế hệ dưa Dưa hấu quả xanh sắp tới kỳ thu hoạch Choáng ngợp với quả dưa to tròn
Trước tình trạng thực phẩm không an toàn, chàng trai trẻ tuổi sinh năm 1993 Nguyễn Mạnh Tùng (Đống Đa-Hà Nội) đã nảy ra ý tưởng táo bạo. Đó là, “cải tạo” khu sân gạch dưới tầng 1 và khoảng tầng thượng bê tông để thực hiện mô hình Vườn - Ao - Chuồng siêu sạch.
“Với sở thích trồng cây, tìm tòi các loại giống cây trồng và vật nuôi mới lạ, mình đã nảy ra ý tưởng thực hiện mô hình VAC kiểu mới. Do vậy, cách đây 1 năm, mình đã bắt tay thực hiện việc nuôi gà, thả cá và trồng cây ăn quả nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch cho gia đình”, Mạnh Tùng cho hay.
Chàng trai Hà thành cho biết thêm, anh đã tận dụng ban công các tầng và khoảng sân thượng 100m2 để trồng các loại cây ăn quả. Ngoài ra, anh còn thiết kế ao thả cá dưới sân vườn tầng 1 và đóng chuồng gỗ nhỏ nuôi gà.
Mạnh Tùng tâm sự: “Hiện tại, khu vườn trên sân thượng trồng nhiều loại quả như cà chua, các loại rau cải, rau ngót, rau thơm và các loại dưa, nho, táo,…Bên cạnh đó, mình còn nuôi gà ta và thả các giống cá như rô phi, trê phi, cá quả và cá sấu hỏa tiễn”.
Kinh nghiệm nuôi gà, thả cá hiệu quả
Mặc dù còn trẻ nhưng chàng trai 24 tuổi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm nuôi trồng qua sách báo. Từ đó, anh đã thực hiện thành công mô hình Vườn - Ao - Chuồng “siêu sạch”.
Chia sẻ kinh nghiệm nuôi gà tại gia, Mạnh Tùng cho biết: “Để nuôi được những chú gà ta, mình dùng thóc nấu và rau xanh. Đặc biệt, mình chỉ nuôi trong chuồng rộng khoảng 15m2, dưới nền có lót đất. Do không ăn cám hóa học, phân gà rất khô, hầu như không có mùi và sạch”.
Anh cho biết thêm, anh thả khoảng mấy trăm con cá rô phi, trê phi, cá quả và cá sấu hỏa tiễn dưới chiếc ao nhỏ. Hằng ngày, anh cho cá ăn đầu cá bể và ruột cá nước ngọt băm nhỏ.
Áp dụng phương pháp 3 sạch trồng dưa
Tùng áp dụng theo phương pháp 3 sạch: Đất - Phân - Nước trong việc trồng dưa. “Muốn dưa ít bệnh, cần chuẩn bị đất thật sạch. Sau đó, đem phơi khô đập vụn và trộn với vôi bột. Nếu muốn tái sử dụng, chỉ cần trộn đất đã qua sử dụng với xỉ than”.
Dưa là cây leo cho quả nên khâu phân bón cũng rất quan trọng. Đối với các loại dưa thông thường, mỗi thùng xốp anh trộn phân theo tỉ lệ: 1 - 2 kg phân gà ủ/20 - 30 kg đất. Hoặc có thể dùng phân bò, phân trùn để thay thế. Ngoài ra, có thể lót lớp rau của quả bỏ đi xuống đáy thùng xốp.
“Cách chăm sóc dưa rất đơn giản, tùy theo từng giai đoạn. Giai đoạn cây con, chỉ cần tưới nước sạch hằng ngày. Bên cạnh đó, cần đảm bảo độ sáng cho cây bởi giống dưa ưa nắng”, Mạnh Tùng cho hay.
Đối với dưa chuột, Tùng để cây phát triển bình thường, không bấm ngọn. Còn dưa lê, cây con được 5-7 lá nên cắt ngón để cây ra nhánh mới và tiếp tục bấm các ngọn để cây bói nhiều trái. Riêng dưa lưới, cần tập trung nuôi thân chính. Do vậy, cây có nhánh cần cắt bỏ. Khi cây có quả cao tầm 1,5-1,8m thì cắt ngọn để tập trung nuôi quả.
“Dưa bắt đầu ra hoa sau khoảng 3-4 tuần trồng. Vì thế, mình rất chú trọng vấn đề thụ phấn cho cây. Lấy nhị của bông hoa đực chấm nhẹ vào bông cái. Sau vài ngày, hoa cái sẽ đậu quả. Thời gian thu hoạch của các loại dưa phụ thuộc vào từng giống cây: Dưa chuột từ 7-10 ngày, dưa lê từ 15-20 ngày, dưa lưới từ 30-35 ngày và dưa hấu từ 45-50 ngày”, Mạnh Tùng chỉ cách thụ phấn cho hoa dưa.