Tà áo dài phấp phới giữa trời Âu
Rồi khi đến một đất nước nào đó, cô gái này lại mặc luân phiên thay đổi màu sắc, sao cho phù hợp với thời tiết, khí hậu cũng như văn hóa của thành phố nơi cô đặt chân tới.
Nội dung bài viết
Sinh năm 1990, Lê Ngọc Thanh được biết đến khi đăng quang Á khôi cuộc thi Hoa khôi doanh nhân năm 2014. Đó là một cô gái trẻ, năng động và đặc biệt có mong muốn mang tà áo dài việt lại gần hơn với thế giới. Mỗi khi phải đi công tác hoặc du lịch, bộ trang phục không thể thiếu trong hành lý của cô chính là tà áo dài.
Những chiếc áo dài Thanh mặc trên người đều do chính bàn tay của mẹ cô lựa vải và cắt may. Số áo dài cô sở hữu hiện nay đã lên tới hàng trăm chiếc với đủ màu sắc và họa tiết. Điều đáng nói là cô dường như chẳng rời được bộ áo dài, mà mang theo bên mình khoảng 30 bộ trong mỗi chuyến đi. Rồi khi đến một đất nước nào đó, cô gái này lại mặc luân phiên thay đổi màu sắc, sao cho phù hợp với thời tiết, khí hậu cũng như văn hóa của thành phố nơi cô đặt chân tới.
Lý giải về việc thích mặc áo dài mỗi khi xuất hiện ở trời Tây, Ngọc Thanh cho biết thói quen này của cô xuất phát từ câu chuyện liên quan đến quá khứ của gia đình. Nhà của Thanh vốn có truyền thống may áo dài, là loại áo nhiều thập kỷ trước phụ nữ miền Nam hay mặc đi chơi hoặc vào những dịp trọng đại. Thanh lớn lên giữa mùi vải và tiếng lách cách của chiếc máy khâu.
Trong giấc ngủ của cô cũng chập chờn hình ảnh mẹ cặm cụi chong đèn, đo vải và may áo để kịp giao cho khách. Mỗi khi Tết đến, chị em Thanh háo hức chờ được mẹ may cho chiếc áo dài từ chỗ vải thừa mẹ tận dụng được. Nhưng rồi, một biến cố lớn xảy ra khi cha cô bị bệnh, mẹ phải dồn tiền chạy chữa đến nỗi bán hết tài sản trong nhà. Cha Thanh không qua khỏi, ba mẹ con cô phải gá tạm cái chòi bên gốc cây lớn làm chỗ ăn ở.
Một mình nuôi ba người con ăn học, người mẹ chạy đôn chạy đáo làm nghề bỏ mối sỉ quần áo. Dần dần có chút vốn, bà tiếp tục nhận may gia công đồng phục cho cơ quan, đoàn thể. Qua nhiều năm thì nhà gây dựng được xưởng may nhỏ, xong đến một xưởng may lớn hơn. Tuy nhiên, những sản phẩm này chủ yếu là áo phông, áo sơ mi, còn nghề may áo dài đã thất truyền nhiều năm. Chính vì thế, việc mặc áo dài chính là cách Thanh nhớ về truyền thống gia đình, trân trọng quá khứ êm đềm, hạnh phúc khi cha cô còn sống.
“Ngoài câu chuyện liên quan đến gia đình. Áo dài cũng là trang phục truyền thống tiêu biểu của người Việt Nam. Tôi làm trong ngành may mặc nên việc quảng bá ngành dệt may trong nước với bạn bè quốc tế không gì hơn là qua tà áo dài”, Ngọc Thanh tâm sự.
Mặc áo dài trên đường phố Tây, được nhiều ánh mắt trầm trồ, ngưỡng mộ nhưng Thanh cũng gặp không ít khó khăn, bất tiện. Vào mùa lạnh, Thanh không thể choàng áo khoác ngoài vì theo cô như vậy sẽ che mất hoa văn và phần thân trên của áo. Những chiếc áo Thanh mang theo khi ra nước ngoài thường là áo dài trơn hoặc họa tiết thổ cẩm, in hình những danh lam thắng cảnh của Việt Nam. Chịu lạnh lâu cũng quen, Thanh thấy vui và hạnh phúc khi nhiều người nước ngoài tiến đến làm quen và hỏi cô về những họa tiết hay những hình ảnh Việt Nam được in trên áo.
(Ảnh tà áo dài Việt ở trời âu )
“Trong những chuyến công tác, tôi thường tranh thủ thời gian mặc áo dài đi dạo ở những quảng trường lớn, nơi tập trung đông dân cư, nhằm thu hút sự chú ý của mọi người vào chiếc áo dài mình đang mặc. Nhiều người xin số điện thoại sau đó một thời gian họ gọi cho tôi thông báo mình đang ở Việt Nam. Tôi rất vui vì số người đó ngày càng tăng lên, họ còn giới thiệu cho nhiều người khác sang du lịch Việt Nam”, cô gái sinh năm 1990 hào hứng chia sẻ.
Hiện tại vừa phát triển việc kinh doanh, Thanh vừa ấp ủ dự định triển lãm áo dài và các trang phục dân tộc Việt Nam. Cô hy vọng sau triển lãm trong nước vào tháng 3 tới, áo dài Việt Nam sẽ được tiếp cận du khách quốc tế bằng một triển lãm tại nước ngoài.
Xem thêm: Tà áo dài Việt và lời cầu hôn trong hang Sơn Đoòng
Minh Vũ
Những chiếc áo dài Thanh mặc trên người đều do chính bàn tay của mẹ cô lựa vải và cắt may. Số áo dài cô sở hữu hiện nay đã lên tới hàng trăm chiếc với đủ màu sắc và họa tiết. Điều đáng nói là cô dường như chẳng rời được bộ áo dài, mà mang theo bên mình khoảng 30 bộ trong mỗi chuyến đi. Rồi khi đến một đất nước nào đó, cô gái này lại mặc luân phiên thay đổi màu sắc, sao cho phù hợp với thời tiết, khí hậu cũng như văn hóa của thành phố nơi cô đặt chân tới.
Ngọc Thanh mặc tà áo dài trắng, cầm cành mai ở cầu Lucerne, Thụy Sĩ. Ảnh: Bảo Lê |
Trong giấc ngủ của cô cũng chập chờn hình ảnh mẹ cặm cụi chong đèn, đo vải và may áo để kịp giao cho khách. Mỗi khi Tết đến, chị em Thanh háo hức chờ được mẹ may cho chiếc áo dài từ chỗ vải thừa mẹ tận dụng được. Nhưng rồi, một biến cố lớn xảy ra khi cha cô bị bệnh, mẹ phải dồn tiền chạy chữa đến nỗi bán hết tài sản trong nhà. Cha Thanh không qua khỏi, ba mẹ con cô phải gá tạm cái chòi bên gốc cây lớn làm chỗ ăn ở.
Một mình nuôi ba người con ăn học, người mẹ chạy đôn chạy đáo làm nghề bỏ mối sỉ quần áo. Dần dần có chút vốn, bà tiếp tục nhận may gia công đồng phục cho cơ quan, đoàn thể. Qua nhiều năm thì nhà gây dựng được xưởng may nhỏ, xong đến một xưởng may lớn hơn. Tuy nhiên, những sản phẩm này chủ yếu là áo phông, áo sơ mi, còn nghề may áo dài đã thất truyền nhiều năm. Chính vì thế, việc mặc áo dài chính là cách Thanh nhớ về truyền thống gia đình, trân trọng quá khứ êm đềm, hạnh phúc khi cha cô còn sống.
Tà áo dài phấp phới tại Quảng trường Bỉ. Ảnh: Bảo Lê |
Mặc áo dài trên đường phố Tây, được nhiều ánh mắt trầm trồ, ngưỡng mộ nhưng Thanh cũng gặp không ít khó khăn, bất tiện. Vào mùa lạnh, Thanh không thể choàng áo khoác ngoài vì theo cô như vậy sẽ che mất hoa văn và phần thân trên của áo. Những chiếc áo Thanh mang theo khi ra nước ngoài thường là áo dài trơn hoặc họa tiết thổ cẩm, in hình những danh lam thắng cảnh của Việt Nam. Chịu lạnh lâu cũng quen, Thanh thấy vui và hạnh phúc khi nhiều người nước ngoài tiến đến làm quen và hỏi cô về những họa tiết hay những hình ảnh Việt Nam được in trên áo.
(Ảnh tà áo dài Việt ở trời âu )
“Trong những chuyến công tác, tôi thường tranh thủ thời gian mặc áo dài đi dạo ở những quảng trường lớn, nơi tập trung đông dân cư, nhằm thu hút sự chú ý của mọi người vào chiếc áo dài mình đang mặc. Nhiều người xin số điện thoại sau đó một thời gian họ gọi cho tôi thông báo mình đang ở Việt Nam. Tôi rất vui vì số người đó ngày càng tăng lên, họ còn giới thiệu cho nhiều người khác sang du lịch Việt Nam”, cô gái sinh năm 1990 hào hứng chia sẻ.
Hiện tại vừa phát triển việc kinh doanh, Thanh vừa ấp ủ dự định triển lãm áo dài và các trang phục dân tộc Việt Nam. Cô hy vọng sau triển lãm trong nước vào tháng 3 tới, áo dài Việt Nam sẽ được tiếp cận du khách quốc tế bằng một triển lãm tại nước ngoài.
Xem thêm: Tà áo dài Việt và lời cầu hôn trong hang Sơn Đoòng
Minh Vũ