Thanh Minh Tự “nốt trầm xao xuyến” ở giữa Phan Thiết bạn nên đến một lần
Thanh Minh Tự “nốt trầm xao xuyến” ở giữa Phan Thiết bạn nên đến một lần. Với việc phục dựng lại ngôi chùa cổ Thanh Minh Tự vào năm 2015 và nhận Bằng xếp hạng Di tích Kiến trúc Nghệ thuật vào 27/2, Thanh Minh Tự hứa hẹn là điểm đến mới thú vị của Phan Thiết.
Nội dung bài viết
Thanh Minh Tự “nốt trầm xao xuyến” ở giữa Phan Thiết bạn nên đến một lần
Thanh Minh Tự được xây dựng vào năm 1846 dưới thời vua Tự Đức. "Chứng nhân" hơn 170 tuổi này với vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc và yên bình là thế, nhưng ít ai biết được trước khi được phục dựng lại vào năm 2015, "sự sống" của ngôi chùa ngỡ đã kết thúc sau hai lần bị hỏng do thiên tai và chiến tranh.
Tương truyền, trước đây, hễ ai bị bệnh, nhất là phụ nữ, thì dù đó là chứng nan y nhưng thành tâm cúng bái, thường xuyên đến miếu này thắp nhang cầu nguyện cũng sẽ được phù hộ cho tai qua nạn khỏi, tiêu trừ bệnh tật.
Với một khung cảnh thanh tịnh, cổ kính, thi vị như Thanh Minh Tự thì nơi này không chỉ trở thành nơi tín ngưỡng của những người theo đạo mà còn trở thành điểm đến du lịch mới của Phan Thiết.
Nhiều bạn trẻ đã đến và lưu lại những khoảnh khắc tuyệt vời tại không gian nơi đây.
Thanh Minh Tự được xây dựng vào năm 1846 dưới thời vua Tự Đức. "Chứng nhân" hơn 170 tuổi này với vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc và yên bình là thế, nhưng ít ai biết được trước khi được phục dựng lại vào năm 2015, "sự sống" của ngôi chùa ngỡ đã kết thúc sau hai lần bị hỏng do thiên tai và chiến tranh.
Cổng vào "nhuộm màu" cổ kính của Thanh Minh Tự.
(Ảnh: Trường Sơn)
Sau khi phục dựng, chùa vẫn giữ nguyên vẹn kiến trúc chùa bằng gỗ, mái ngói âm dương, tường gạch, kèo trong các điện thờ được chạm khắc tinh xảo, cùng với những bài vị hơn trăm tuổi. Trong đó, đặc biệt là nét văn hóa tín ngưỡng tâm linh thờ Ông Tiêu Diện (Tương truyền, Tiêu Diện Đại Sĩ là hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm). (Ảnh: Trường Sơn)
Khuôn viên của Thanh Minh Tự.
(Ảnh: Trường Sơn)
Ngoài giữ nguyên những nét đặc trưng của ngôi chùa khi tồn tại trước đây, chùa còn được mở rộng thêm hồ nước ở giữa khuôn viên. Màu nước trong thật trong của hồ này tạo cho du khách khi vừa đặt chân vào cổng ngôi chùa cảm giác lọc thật lọc cho đến khi Tâm tịnh. (Ảnh: Trường Sơn)
Hồ nước màu thiên thanh tọa lạc ở giữa khuôn viên Thanh Minh Tự.
(Ảnh: Trường Sơn)
Ngoài ra, khi dời chân đi sang bên trái của Thanh Minh Tự, còn có ngôi Miếu cổ trăm năm, tên là Miếu Ngũ Hành Nương Nương. (Ảnh: Trường Sơn)
Phía ngoài của Miếu Ngũ Hành Nương Nương.
(Ảnh: Trường Sơn)
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});(Ảnh: Trường Sơn)
Tương truyền, trước đây, hễ ai bị bệnh, nhất là phụ nữ, thì dù đó là chứng nan y nhưng thành tâm cúng bái, thường xuyên đến miếu này thắp nhang cầu nguyện cũng sẽ được phù hộ cho tai qua nạn khỏi, tiêu trừ bệnh tật.
Chánh điện của Miếu Ngũ Hành Nương Nương.
(Ảnh: Trường Sơn)
Khi trải qua nhiều biến cố từ việc bị phá hủy bởi thiên tai, chiến tranh và người dân không được phép vào viếng thăm hay lễ cúng, ngôi chùa chỉ nằm chỏng chơ "phủ màu thời gian" . Từ Tết Đinh Dậu vừa qua, Thanh Minh Tự đã được mở cửa đón những người con Việt Nam cũng như du khách nước ngoài ghé thăm.(Ảnh: Trường Sơn)
Với một khung cảnh thanh tịnh, cổ kính, thi vị như Thanh Minh Tự thì nơi này không chỉ trở thành nơi tín ngưỡng của những người theo đạo mà còn trở thành điểm đến du lịch mới của Phan Thiết.
Nhiều bạn trẻ đã đến và lưu lại những khoảnh khắc tuyệt vời tại không gian nơi đây.
Một bạn trẻ với tà áo dài thướt tha lướt nhẹ qua trong khuôn viên của chùa Thanh Minh.
(Ảnh: Trường Sơn)
(Ảnh: Trường Sơn)
Khoảnh khắc đẹp khác mà những người bạn trẻ lưu lại ở nơi đây.
(Ảnh: Trường Sơn)
Với việc được công nhận là Di tích Kiến trúc Nghệ thuật, vào 25/02 vừa qua, Thanh Minh Tự chắc chắn sẽ thu hút du khách biết đến nhiều hơn, xứng đáng là một trong những "hòn ngọc vô giá" của vùng đất Phan Thiết và là một "nốt trầm xao xuyến" đọng lại trong lòng du khách mỗi khi nhắc tới nơi này. (Ảnh: Trường Sơn)