Ngôi làng xây dựng từ những tòa nhà đổ nát
Được xây dựng từ thế kỷ 20, ngôi làng Portmeirion, xứ Wales sở hữu lối kiến trúc độc đáo gồm những tòa dinh thự được cải tạo từ các công trình cũ hoặc bị tàn phá.
Nội dung bài viết
Ngôi làng được thiết kế bởi kiến trúc sư clough williams-ellis . Ông là một kiến trúc sư tài ba tự học thành tài. Quá chán ngán với phong cách thiết kế chủ đạo ở thế kỷ 20 – kiến trúc công năng và thô mộc, ông khao khát tạo ra “những tòa nhà được xây đúng vị trí để có thể tô điểm thêm cho vẻ đẹp quang cảnh xung quanh”. Vì vậy, năm 1925, Williams-Ellis đã tậu một khoảnh đất nhỏ ở rìa công viên Snowdonia và tiến hành xây dựng các tòa nhà đẹp mê hồn để bắt đầu công cuộc chứng minh quan điểm của mình.
Tên gọi portmeirion do Williams-Ellis đặt có nghĩa là “cảng Meirion”. Từ port (cảng) do ngôi làng nằm bên bờ con sông Dwyryd, còn “Meirion” bắt nguồn từ Merionethshire, tên quận của ngôi làng.
Khoảnh đất mà ông Williams-Ellis mua lại bao gồm một dinh thự trung cổ bỏ hoang. Ông đã cải tạo và sửa chữa tòa lâu đài thành một quần thể khách sạn tuyệt đẹp. Ông cũng biến những chuồng gia súc và công trình phụ xung quanh thành những điểm nhấn thú vị cho khuôn viên khách sạn.
Sự sáng tạo được khai thác triệt để trong những công trình của Williams. Ông chỉ phác thảo nên ý tưởng cho các ngôi nhà, tất cả giai đoạn còn lại do các kỹ sư xây dựng tự tìm ra cách để hiện thực hóa.
Hầu hết công trình ở ngôi làng này đều được xây cất mới từ những công trình cũ hoặc bị chiến tranh tàn phá. Sau thế chiến thứ nhất và thứ hai, các kiến trúc sư theo trường phái hiện đại đã phá bỏ rất nhiều công trình di sản. Williams-Ellis mua lại các tòa nhà, công trình này để “tái sử dụng” chúng. Ông tuyên bố Portmeirion sẽ trở thành “vùng đất cho những tòa nhà đổ nát”. Ví dụ như công trình mô phỏng Tòa thị chính của làng, ông tận dụng trần mua lại từ một căn nhà đang chờ phá bỏ.
Rất nhiều người nổi tiếng từng ghé thăm Portmeirion, bao gồm nhà soạn nhạc George Bernard Shaw, tiểu thuyết gia H. G. Wells, kiến trúc sư Frank Lloyd Wright và đạo diễn Noel Coward. Khi ngài edward – Hoàng tử xứ Wales đến thăm ngôi làng năm 1943, Williams-Ellis đã cho xây bổ sung một gian phòng riêng vào khách sạn và tạm thời tăng phí tham quan lên một bảng Anh (gần 35.000 đồng) để giảm số người ghé thăm vãng lai.
Trong thế chiến thứ 2, Portmeirion trở thành địa điểm được yêu thích đặc biệt và có quá nhiều người muốn ghé thăm đến nỗi Williams-Ellis phải mua lại một khách sạn ở chợ trung tâm Shropshire, Shrewsbury để làm trạm dừng chân dọc đường.
Những năm 1960, giá vé vào thăm ngôi làng được phân chia tùy thuộc vào việc bạn là khách nghỉ qua đêm tại khu nghỉ dưỡng, khách ghé thăm hàng năm hay du khách vãng lai. Giá vé không cố định, và có thể tăng đột ngột nếu như số lượng khách hôm đó quá đông. Williams-Ellis muốn đảm bảo không gian thư giãn yên tĩnh cho những vị khách thường xuyên của khu nghỉ dưỡng.
Ngày nay, ngôi làng Portmeirion trở nên nhộn nhịp hơn. Những món ăn thơm ngon vẫn được phục vụ chu đáo trong phòng ăn Art Deco của khách sạn. Duy có một điều, các du khách đã được đối xử “bình đẳng” hơn, bằng chứng là việc người ta đã xóa bỏ bảng phân giá dành cho khách ghé thăm.
Trang Nguyễn (theo BBC)
Những khuôn hình màu sắc của tòa dinh thự Portmeirion. |
Khoảnh đất mà ông Williams-Ellis mua lại bao gồm một dinh thự trung cổ bỏ hoang. Ông đã cải tạo và sửa chữa tòa lâu đài thành một quần thể khách sạn tuyệt đẹp. Ông cũng biến những chuồng gia súc và công trình phụ xung quanh thành những điểm nhấn thú vị cho khuôn viên khách sạn.
Sự sáng tạo được khai thác triệt để trong những công trình của Williams. Ông chỉ phác thảo nên ý tưởng cho các ngôi nhà, tất cả giai đoạn còn lại do các kỹ sư xây dựng tự tìm ra cách để hiện thực hóa.
Hầu hết công trình ở ngôi làng này đều được xây cất mới từ những công trình cũ hoặc bị chiến tranh tàn phá. Sau thế chiến thứ nhất và thứ hai, các kiến trúc sư theo trường phái hiện đại đã phá bỏ rất nhiều công trình di sản. Williams-Ellis mua lại các tòa nhà, công trình này để “tái sử dụng” chúng. Ông tuyên bố Portmeirion sẽ trở thành “vùng đất cho những tòa nhà đổ nát”. Ví dụ như công trình mô phỏng Tòa thị chính của làng, ông tận dụng trần mua lại từ một căn nhà đang chờ phá bỏ.
Mặt tiền một tòa nhà trong khuôn viên. |
Trong thế chiến thứ 2, Portmeirion trở thành địa điểm được yêu thích đặc biệt và có quá nhiều người muốn ghé thăm đến nỗi Williams-Ellis phải mua lại một khách sạn ở chợ trung tâm Shropshire, Shrewsbury để làm trạm dừng chân dọc đường.
Những năm 1960, giá vé vào thăm ngôi làng được phân chia tùy thuộc vào việc bạn là khách nghỉ qua đêm tại khu nghỉ dưỡng, khách ghé thăm hàng năm hay du khách vãng lai. Giá vé không cố định, và có thể tăng đột ngột nếu như số lượng khách hôm đó quá đông. Williams-Ellis muốn đảm bảo không gian thư giãn yên tĩnh cho những vị khách thường xuyên của khu nghỉ dưỡng.
Ngày nay, ngôi làng Portmeirion trở nên nhộn nhịp hơn. Những món ăn thơm ngon vẫn được phục vụ chu đáo trong phòng ăn Art Deco của khách sạn. Duy có một điều, các du khách đã được đối xử “bình đẳng” hơn, bằng chứng là việc người ta đã xóa bỏ bảng phân giá dành cho khách ghé thăm.
Trang Nguyễn (theo BBC)