Bạn có biết tại sao phím J và F trên máy tính, số 5 trên điện thoại lại có gờ nổi?
Thực chất thì đây là thiết kế nhằm giúp người dùng có thể định vị được phím cần gõ mà không cần phải nhìn xuống bàn phím (hoặc trời tối không thể nhìn thấy bàn phím).
Nội dung bài viết
Hẳn nhiều bạn sẽ lập tức nhìn xuống máy tính, điện thoại bàn phím vật lí và cũng hỏi câu này đúng không?
Gờ trên bàn phím máy tính... (Ảnh: Internet)
Thực chất thì đây là thiết kế nhằm giúp người dùng có thể định vị được phím cần gõ mà không cần phải nhìn xuống bàn phím (hoặc trời tối không thể nhìn thấy bàn phím). Ví dụ: nếu gõ phím bằng nhiều ngón, bạn phải để 2 ngón trỏ ở F và J, từ đó định vị ra các phím xung quanh mà không bị nhầm. Với bàn phím điện thoại cũng tương tự, từ phím 5 sẽ tỏa ra các phím khác.
...giúp người dùng định vị phím... (Ảnh: Internet)
...từ đó giúp trải nghiệm gõ phím tốt hơn. (Ảnh: Internet)
Đặc biệt, thiết kế này cũng giúp người khiếm thị có thể sử dụng các thiết bị đó tốt hơn. Tất nhiên, họ sử dụng điện thoại là chủ yếu, bởi họ không thể nhìn trên máy tính đang có gì.
Gờ nổi trên bàn phím điện thoại "cục gạch". (Ảnh: Internet)
Theo như tìm hiểu, gờ nổi trên bàn phím máy tính được sáng tạo bởi một phụ nữ người Naples, Florida, Mỹ có tên là June E Botich. Bà đã nghĩ ra điều này khi nhận thấy rằng, bàn phím trước đó không thể xác định được các phím khi không nhìn nếu gõ 10 ngón, từ đó khiến tốc độ gõ phím và sự chính xác khi gõ bị giảm đáng kể.
Sáng chế của bà sau đó đã được công nhận bởi Văn phòng sáng chế và bản quyền Hoa Kỳ (USPTO) vào năm 4/2002. Từ đó đến nay, hầu hết hãng sản xuất máy tính hay bàn phím đều áp dụng cho các sản phẩm của mình.
Ngoài thiết kế dạng gờ nổi trên phím, các hãng điện thoại còn đưa vào hạt nhựa nhỏ nổi lên như cái đầu kim ở phím D trên các bàn phím QWERTY vật lí cho điện thoại của Blackberry hay Nokia. Mục đích cũng không nằm ngoài việc giúp người dùng có thể định hướng nhập liệu tốt hơn mà không cần nhìn (hoặc không thể nhìn).
Hạt nhựa trên bàn phím Blackberry. (Ảnh: Internet)
Gờ trên bàn phím máy tính... (Ảnh: Internet)
Thực chất thì đây là thiết kế nhằm giúp người dùng có thể định vị được phím cần gõ mà không cần phải nhìn xuống bàn phím (hoặc trời tối không thể nhìn thấy bàn phím). Ví dụ: nếu gõ phím bằng nhiều ngón, bạn phải để 2 ngón trỏ ở F và J, từ đó định vị ra các phím xung quanh mà không bị nhầm. Với bàn phím điện thoại cũng tương tự, từ phím 5 sẽ tỏa ra các phím khác.
...giúp người dùng định vị phím... (Ảnh: Internet)
...từ đó giúp trải nghiệm gõ phím tốt hơn. (Ảnh: Internet)
Đặc biệt, thiết kế này cũng giúp người khiếm thị có thể sử dụng các thiết bị đó tốt hơn. Tất nhiên, họ sử dụng điện thoại là chủ yếu, bởi họ không thể nhìn trên máy tính đang có gì.
Gờ nổi trên bàn phím điện thoại "cục gạch". (Ảnh: Internet)
Theo như tìm hiểu, gờ nổi trên bàn phím máy tính được sáng tạo bởi một phụ nữ người Naples, Florida, Mỹ có tên là June E Botich. Bà đã nghĩ ra điều này khi nhận thấy rằng, bàn phím trước đó không thể xác định được các phím khi không nhìn nếu gõ 10 ngón, từ đó khiến tốc độ gõ phím và sự chính xác khi gõ bị giảm đáng kể.
Sáng chế của bà sau đó đã được công nhận bởi Văn phòng sáng chế và bản quyền Hoa Kỳ (USPTO) vào năm 4/2002. Từ đó đến nay, hầu hết hãng sản xuất máy tính hay bàn phím đều áp dụng cho các sản phẩm của mình.
Ngoài thiết kế dạng gờ nổi trên phím, các hãng điện thoại còn đưa vào hạt nhựa nhỏ nổi lên như cái đầu kim ở phím D trên các bàn phím QWERTY vật lí cho điện thoại của Blackberry hay Nokia. Mục đích cũng không nằm ngoài việc giúp người dùng có thể định hướng nhập liệu tốt hơn mà không cần nhìn (hoặc không thể nhìn).
Hạt nhựa trên bàn phím Blackberry. (Ảnh: Internet)