Cẩn thận đột quỵ chỉ vì thói quen tắm đêm, gội đầu tối
Khi xác định nguyên nhân, hầu hết là do tai biến mạch máu não (đặc biệt là nhồi máu não) hoặc nhồi máu cơ tim cấp. Nhiều người đã tử vong trước khi đến bệnh viện hoặc tử vong tại bệnh viện dù được điều trị tích cực.
Nội dung bài viết
Các bác sĩ cho biết thường tiếp nhận bệnh nhân bị liệt mặt ngoại biên, đau mỏi vai gáy, cảm lạnh, hoặc chóng mặt té ngã, đôi khi nghiêm trọng hơn như bị đột quỵ, tử vong khi đang tắm.
Bác sĩ Lê Cao Phương Duy, trưởng khoa Tim mạch can thiệp Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM), cho biết có những trường hợp đột ngột gồng người, tím tái, ngưng tim, ngưng thở, tử vong ngay sau khi tắm đêm. Khi xác định nguyên nhân, hầu hết là do tai biến mạch máu não (đặc biệt là nhồi máu não) hoặc nhồi máu cơ tim cấp. Nhiều người đã tử vong trước khi đến bệnh viện hoặc tử vong tại bệnh viện dù được điều trị tích cực.
Trường hợp của N. C. P trú tại Hà Đông, Hà Nội mới đây có thể xem là điển hình. P có sức khỏe bình thường. Thấy P. tắm lâu nên người nhà gọi cửa nhà vệ sinh. Không thấy phản ứng bên trong, người nhà phá cửa vào thì thấy cô nằm trên sàn nhà tắm bèn gấp rút đưa P. vào viện. Khi đến viện, bác sĩ cho biết có thể do P. bị đột quỵ vì tắm quá khuya, người mệt.
1. Thói quen không tốt khi tắm
Khi cơ thể mệt mỏi thì không nên tắm.
Nhiều người có thói quen tắm khi nhiệt độ cơ thể đang cao. Điều này thực sự không tốt bởi vì nếu tắm đêm khi cơ thể chưa ráo mồ hôi, hơi nước sẽ ngấm qua lỗ chân lông đang mở rộng. Đây là nguyên nhân khiến bạn bị ho, sốt, kéo theo các nguy cơ viêm, nhiễm phổi. Quá trình này diễn ra sau một thời gian khá dài nên ít người nhận ra nguyên nhân.
Nguy hiểm hơn, tắm nước lạnh trong tình trạng cơ thể suy yếu sẽ nhanh dẫn đến tình trạng đột quỵ, tai biến, đặc biệt với những người bị say rượu, mắc các bệnh tim mạch, cao huyết áp. Khi cơ thể đang mệt mỏi hoặc có bệnh trong người, việc tắm nước lạnh khiến các mạch máu trong cơ thể co lại, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Lúc này, cơ thể đang yếu sẽ càng suy yếu hơn.
2. Đau đầu kinh niên là hậu quả của việc tắm gội vào ban đêm
Gội đầu ban đêm là điều cấm kị.
Không chịu được việc để mái tóc bẩn khi lên giường, nhiều phụ nữ tranh thủ gội đầu ngay trước khi ngủ. Nếu điều này diễn ra thường xuyên, sau này họ sẽ đứng trước nguy cơ bị đau đầu kinh niên.
Lý do: Sau khi tắm gội, nhiều người không chú ý đến việc lau và hong tóc cho thật khô. Điều đó làm da đầu có nguy cơ nhiễm lạnh. Các mạch máu bị ảnh hưởng, gây cản trở sự lưu thông dẫn đến chứng đau đầu mãn tính. Một số người có thể thấy ngay hậu quả của việc tắm gội đêm. Sau một đêm đi ngủ với mái tóc ướt, họ sẽ lập tức bị nhức đầu kinh khủng.
Từ sau 23 giờ là thời điểm bạn đặc biệt không nên tắm, gội đầu bằng nước lạnh.
3. Thời điểm tắm tốt nhất
Bạn có thể lau mặt, chườm khăn lên trán để hạ nhiệt, dễ ngủ.
Giấc ngủ thường đến khi nhiệt độ cơ thể xuống thấp hơn bình thường một chút. Việc tắm nước nóng làm tăng nhiệt độ cơ thể, trì hoãn não tiết ra hormone gây buồn ngủ. Do đó, bạn nên tắm bằng nước ấm trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ để không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Nếu không thể tắm bằng nước ấm cách hai giờ trước khi đi ngủ, bạn có thể dùng khăn lạnh chườm trán khoảng năm phút để hạ nhiệt độ cơ thể xuống mức bình thường. Như vậy, bạn sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Thời điểm tắm thích hợp nhất là buổi sáng, sau khi tập thể dục và chỉ tắm khi đã ráo mồ hôi (sau ít nhất một giờ). Mùa hè, bạn cũng chỉ nên tắm tối đa 2 lần/ngày, 15-20 phút/ lần.
4. Trình tự tắm
Khi tắm, bạn không nên dội nước thẳng từ đầu xuống chân để tránh bị đột quỵ. Bạn nên xối nước vào hai chân, hai tay rồi mới đến toàn bộ cơ thể. Khi quá no hoặc đói, bạn cũng không nên tắm.
Bác sĩ Lê Cao Phương Duy, trưởng khoa Tim mạch can thiệp Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM), cho biết có những trường hợp đột ngột gồng người, tím tái, ngưng tim, ngưng thở, tử vong ngay sau khi tắm đêm. Khi xác định nguyên nhân, hầu hết là do tai biến mạch máu não (đặc biệt là nhồi máu não) hoặc nhồi máu cơ tim cấp. Nhiều người đã tử vong trước khi đến bệnh viện hoặc tử vong tại bệnh viện dù được điều trị tích cực.
Trường hợp của N. C. P trú tại Hà Đông, Hà Nội mới đây có thể xem là điển hình. P có sức khỏe bình thường. Thấy P. tắm lâu nên người nhà gọi cửa nhà vệ sinh. Không thấy phản ứng bên trong, người nhà phá cửa vào thì thấy cô nằm trên sàn nhà tắm bèn gấp rút đưa P. vào viện. Khi đến viện, bác sĩ cho biết có thể do P. bị đột quỵ vì tắm quá khuya, người mệt.
1. Thói quen không tốt khi tắm
Khi cơ thể mệt mỏi thì không nên tắm.
Nhiều người có thói quen tắm khi nhiệt độ cơ thể đang cao. Điều này thực sự không tốt bởi vì nếu tắm đêm khi cơ thể chưa ráo mồ hôi, hơi nước sẽ ngấm qua lỗ chân lông đang mở rộng. Đây là nguyên nhân khiến bạn bị ho, sốt, kéo theo các nguy cơ viêm, nhiễm phổi. Quá trình này diễn ra sau một thời gian khá dài nên ít người nhận ra nguyên nhân.
Nguy hiểm hơn, tắm nước lạnh trong tình trạng cơ thể suy yếu sẽ nhanh dẫn đến tình trạng đột quỵ, tai biến, đặc biệt với những người bị say rượu, mắc các bệnh tim mạch, cao huyết áp. Khi cơ thể đang mệt mỏi hoặc có bệnh trong người, việc tắm nước lạnh khiến các mạch máu trong cơ thể co lại, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Lúc này, cơ thể đang yếu sẽ càng suy yếu hơn.
2. Đau đầu kinh niên là hậu quả của việc tắm gội vào ban đêm
Gội đầu ban đêm là điều cấm kị.
Không chịu được việc để mái tóc bẩn khi lên giường, nhiều phụ nữ tranh thủ gội đầu ngay trước khi ngủ. Nếu điều này diễn ra thường xuyên, sau này họ sẽ đứng trước nguy cơ bị đau đầu kinh niên.
Lý do: Sau khi tắm gội, nhiều người không chú ý đến việc lau và hong tóc cho thật khô. Điều đó làm da đầu có nguy cơ nhiễm lạnh. Các mạch máu bị ảnh hưởng, gây cản trở sự lưu thông dẫn đến chứng đau đầu mãn tính. Một số người có thể thấy ngay hậu quả của việc tắm gội đêm. Sau một đêm đi ngủ với mái tóc ướt, họ sẽ lập tức bị nhức đầu kinh khủng.
Từ sau 23 giờ là thời điểm bạn đặc biệt không nên tắm, gội đầu bằng nước lạnh.
3. Thời điểm tắm tốt nhất
Bạn có thể lau mặt, chườm khăn lên trán để hạ nhiệt, dễ ngủ.
Giấc ngủ thường đến khi nhiệt độ cơ thể xuống thấp hơn bình thường một chút. Việc tắm nước nóng làm tăng nhiệt độ cơ thể, trì hoãn não tiết ra hormone gây buồn ngủ. Do đó, bạn nên tắm bằng nước ấm trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ để không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Nếu không thể tắm bằng nước ấm cách hai giờ trước khi đi ngủ, bạn có thể dùng khăn lạnh chườm trán khoảng năm phút để hạ nhiệt độ cơ thể xuống mức bình thường. Như vậy, bạn sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Thời điểm tắm thích hợp nhất là buổi sáng, sau khi tập thể dục và chỉ tắm khi đã ráo mồ hôi (sau ít nhất một giờ). Mùa hè, bạn cũng chỉ nên tắm tối đa 2 lần/ngày, 15-20 phút/ lần.
4. Trình tự tắm
Khi tắm, bạn không nên dội nước thẳng từ đầu xuống chân để tránh bị đột quỵ. Bạn nên xối nước vào hai chân, hai tay rồi mới đến toàn bộ cơ thể. Khi quá no hoặc đói, bạn cũng không nên tắm.