Khi thiết bị thông minh ‘phản chủ’ thế giới sẽ thế nào?
Ngay cả khi bạn không thích, những thiết bị thông minh đang dần trở thành một phần trong con người thực của chúng ta.
Nội dung bài viết
Khi thiết bị thông minh ‘phản chủ’ thế giới sẽ thế nào?
Ngày nay, chiếc điện thoại đã là một phần không thể tách rời của giới trẻ. Nó đem lại hiểu biết, kết nối, liên lạc, giải trí và ngày càng trở thành một phần thiết yếu trong mọi khoảnh khắc của chúng ta. Vì thế, vấn đề về sự an toàn của những thông tin cá nhân trên chiếc điện thoại nói riêng và trên internet nói chung đang ngày càng được quan tâm, không phải chỉ bởi những người e ngại công nghệ, mà cả các bạn trẻ sẵn sàng đón nhận những điều mới lạ mà công nghệ đem đến.
Sự quan tâm của công chúng với vấn đề riêng tư đã có từ lâu, nhưng cho đến gần đây khi nhiều vụ việc ảnh hưởng trực tiếp đến người dùng xảy ra, người ta mới thấy được mức độ quan trọng của vấn đề.
Từ scandal Cambridge Analytica đình đám cho đến những vụ việc ít được biết đến hơn như khi Apple từ chối mở khóa một chiếc iPhone của tội phạm cho FBI ngay cả khi có lệnh của tòa án hồi năm 2016, nó mới thực sự trở thành một vấn đề nghiêm túc. Một vụ việc khác không kém phần tranh cãi vừa xảy ra hồi tháng 4 vừa qua, khi cảnh sát Mỹ dùng vân tay của một xác chết để thử mở chiếc điện thoại của anh ta và khiến người vợ góa cảm thấy mình bị xúc phạm.
Trong hai vụ việc trên, lựa chọn giữa phục vụ cho việc điều tra và lợi ích của số đông hay bảo đảm quyền riêng tư của một cá nhân với những thông tin chứa trong chiếc điện thoại của người đó, ngay cả khi cá nhân đó là tội phạm đã khiến cho công chúng chia làm hai nhóm.
Trên bề ngoài, cả hai bên đều có lý và đều phù hợp với đạo đức, bởi một bên lo ngại rằng kẻ gian có thể che giấu những thông tin của mình với sự tiếp tay của Apple, trong khi bên kia cho rằng vì sự an toàn của bản thân chúng ta, đánh đổi một chút riêng tư là điều hoàn toàn có thể chấp nhận được. Nhưng thực ra, khi nhìn sâu hơn vào vụ việc này, nó lại là về một vấn đề khác – một điều ảnh hưởng đến bản sắc của chúng ta.
Cái nhìn ở bề ngoài bên trên thực ra quá mức đơn giản hóa mọi việc. Kẻ gian luôn có những cách giao tiếp với nhau hệt như chúng ta, và việc buộc Apple mở khóa một chiếc iPhone sẽ chẳng hề thay đổi điều đó. Nếu Apple mở khóa chiếc điện thoại, nó sẽ tạo ra một tiền lệ nguy hiểm khi các cơ quan thi hành pháp luật có thể xâm nhập một cách thô bạo vào đời tư của bất kỳ ai dựa trên những thông tin vô cùng chi tiết mà các thiết bị thông minh sở hữu.
Ngược lại, việc Apple không mở khóa chiếc iPhone đó và không tạo tiền lệ cũng không giúp những thông tin cá nhân của người dùng an toàn hơn.
Thật ra, những thông tin về cá nhân chúng ta vốn đã không an toàn, và chưa bao giờ an toàn trong thời đại Internet of Things (IoT). Kẻ gian có thể biết về bạn và gây thiệt hại cho bạn ngay từ những bức ảnh trên Instagram hay những lần check-in trên Facebook. Vị trí của bạn có thể bị theo dõi trong thời gian thực bởi sự tiếp tay của nhà mạng. Không phải ngẫu nhiên mà một hacker tuổi teen như Kane Gamble lại có thể “xỏ mũi” được hàng loạt nhân vật cấp cao trong ngành tình báo lẫn chính phủ Mỹ chỉ bằng những thông tin cơ bản của họ trên Twitter.
Mối quan hệ giữa bạn và tôi với thiết bị thông minh - bao gồm cả những thứ không thuộc quyền sở hữu của mình - đang ngày càng chặt chẽ hơn. Chúng ngày càng biết nhiều hơn về chúng ta, nhiều hơn cả những gì có thể chấp nhận được.
Chúng biết những gì bạn ăn hôm nay, bạn làm gì hôm qua, bạn ở đâu tuần trước, và những thông tin này có thể bị "ngược dòng" đến nhiều năm trước, dù được tách ra lưu trữ ở nhiều nơi. Chúng được kết nối với nhau đến mức bất kỳ ai có đủ khả năng hoàn toàn có thể xâu chuỗi chúng với nhau và vẽ ra một bức tranh toàn cảnh vô cùng chi tiết về bạn.
Smartphone chỉ là một phần rất nhỏ trong số những thiết bị thông minh đó. Nhưng nó lại là bước đầu tiên trong một cuộc sống tương lai, nơi các thiết bị điện tử có mặt trong mọi khía cạnh của đời sống, và vì thế, nó là vật dụng thân cận nhất với chúng ta hiện tại. Bạn có thể giấu giếm thông tin về mình với người thân, tôi có thể quên những điều mình đã làm, nhưng chiếc điện thoại thì không. Bạn khai báo cuộc đời của mình với nó, và nó không hề quên.
Dù thích hay không, bạn sẽ phải chấp nhận việc những thiết bị này biết tất cả về mình, và chúng có thể chống lại bạn.
Chỉ mới đầu tháng 4 này, một chiếc Apple Watch “phản chủ” đã lật tẩy lời nói dối của Caroline Nilsson, một người phụ nữ sống tại Adelaide, Úc trong một vụ án mạng. Cô ta nói rằng mẹ chồng của mình, Myrna Nilsson bị người ngoài đột nhập và giết chết sau khi cãi cọ vì một mâu thuẫn trước đó.
Nhưng dữ liệu nhịp tim và chuyển động của chiếc Apple Watch mà Caroline đeo lại cho thấy rằng những gì xảy ra trong thời điểm bà Myrna bị giết không hề giống với những gì cô mô tả, rằng “hai người đàn ông đột nhập, cướp tài sản, trói tôi lại rồi giết mẹ chồng tôi.” Nó cho thấy rằng chính Caroline mới là thủ phạm của vụ việc này.
Đây cũng không phải là trường hợp duy nhất một thiết bị thông minh để lộ những thông tin mà chủ nhân của nó muốn che giấu.
Hồi năm 2016, Ross Compton - một người đàn ông 59 tuổi sống tại Ohio, Mỹ nói rằng nhà mình bắt lửa khi anh ta đang ngủ. Khi tỉnh giấc lúc ngọn lửa đang bốc cháy, ông ta chỉ kịp nhét một số quần áo vào vali, vài vật phẩm quan tròng vào túi, chụp lấy chiếc laptop và sạc cho thiết bị bơm trợ tim của mình, sau đó dùng gậy để đập vỡ cửa sổ, ném mọi thứ ra ngoài trước khi thoát khỏi ngôi nhà. Chú mèo của ông ta đã không thoát được khỏi đám cháy.
Tuy nhiên, dựa trên dữ liệu về nhịp tim của Compton được ghi lại trên máy trợ tim của ông ta, nhà chức trách nói rằng những gì ông ta mô tả là bất khả thi, đặc biệt là trong tình trạng sức khỏe hiện tại. Người đàn ông này bị bắt sau đó vì tội phóng hỏa và lừa bảo hiểm, còn dữ liệu nhịp tim trên máy được xem là “một trong những chứng cứ quan trọng nhất cho phép chúng tôi kết án ông ta,” cảnh sát cho biết.
Trong cả hai trường hợp trên, dữ liệu cá nhân trên các thiết bị điện tử đều đã để lộ những thông tin mà chủ nhân của không mong muốn. Luật sư của Compton nói rằng việc sử dụng dữ liệu này vi phạm Điều sửa đổi thứ 4 của Hiến pháp Mỹ, nhưng quan tòa của vụ án bác bỏ luận điểm này và cho rằng dữ liệu nhịp tim không phải là một thông tin quan trọng cần được giữ kín.
Cho đến thời điểm bài viết này được đăng tải, cả hai vụ án của Comton lẫn Caroline đều chưa được xử, bởi tranh cãi về việc sử dụng những dữ liệu nêu trên có hợp lý và hợp pháp hay không. Tuy nhiên hồi đầu năm nay, dữ liệu Apple Health đã được dùng làm bằng chứng cho một vụ giết người tại Đức, khi một bên thứ ba xem xét các dữ liệu từ ứng dụng iPhone này để tái hiện những hành động của thủ phạm.
Trong cả ba trường hợp trên, các thiết bị thông minh đều đã "phản chủ", dù chúng được sử dụng để phục vụ cho luật pháp. Đó là một tiền lệ cho thấy rằng dữ liệu mà thiết bị thông minh “biết” sẽ là một phần quan trọng ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta.
Và như đã nói bên trên, những dữ liệu và thiết bị này chỉ mới là sự khởi đầu. Chiếc điện thoại rồi sẽ trở thành một phần nhỏ (nhưng vẫn rất quan trọng) trong Internet của vật thể. Và có lẽ một ngày nào đó, nó sẽ trở thành “Internet của chúng ta”. Các nhà làm luật và các cơ quan chính phủ đang ngày càng tận dụng nguồn thông tin khổng lồ này, còn cựu giám đốc tình báo quốc gia Mỹ, ông James Clapper từng thẳng thừng nói rằng “chúng tôi có thể dùng IOT để do thám các bạn.”
Khi Internet của vật thể trở thành Internet của chúng ta, chiếc điện thoại cũng sẽ trở thành một phần trong bản sắc của con người. Theo hai nhà triết học Mỹ David Chalmers và Andy Clark, những gì tạo nên một con người không chỉ nằm trong bộ não, mà được tách biệt thành nhiều phần.
Nói một cách dễ hiểu, khi bạn trông chờ vào danh bạ trong điện thoại để giúp mình nhớ được ai đó làm gì, một phần của trí nhớ của bạn được gửi gắm lên chiếc điện thoại. Nó là sự kết hợp giữa tế bào não và con chip silicon, khi một phần những gì chúng ta biết đã được “outsource” lên chiếc điện thoại. Có thể bạn không đồng ý với giả thuyết về sự tách biệt của bản sắc bên trên, nhưng vai trò của chiếc điện thoại trong việc tạo nên hình ảnh nhận diện chúng ta là không thể chối cãi.
Hãy cùng xem một phương thức khác: chúng ta thường nghe cụm từ “sống ảo” khi một ai đó xuất hiện trên mạng xã hội và chia sẻ về đời tư của họ, nhưng thực ra, đó chính là một phần cuộc sống thật của họ.
Bạn cũng vậy. Ngay bây giờ, ngay lúc này, có quá nhiều thứ bạn làm và bạn để xảy ra quanh chiếc điện thoại của mình, nên nó biết và tham gia vào cuộc sống của chúng ta nhiều hơn vẫn nghĩ. Sự tiết lộ của những thông tin cá nhân này – hay thậm chí chỉ là nguy cơ chúng bị tiết lộ khi một ai đó chạm được tay vào chiếc điện thoại, dù hợp pháp hay không - hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến những quyết định mà bạn sẽ đưa ra bây giờ và trong tương lai. Theo một cách nào đó, chiếc điện thoại đã ảnh hưởng đến quyết định của bộ não.
Điều gì ảnh hưởng đến quyết định của bạn sẽ ảnh hưởng đến nhận thức, và từ đó, đến bản sắc của bạn. Và vì thế, chiếc điện thoại là một phần không thể tách rời của chúng ta.
Công nghệ đang thay đổi cách chúng ta tin tưởng
Ngày nay, chiếc điện thoại đã là một phần không thể tách rời của giới trẻ. Nó đem lại hiểu biết, kết nối, liên lạc, giải trí và ngày càng trở thành một phần thiết yếu trong mọi khoảnh khắc của chúng ta. Vì thế, vấn đề về sự an toàn của những thông tin cá nhân trên chiếc điện thoại nói riêng và trên internet nói chung đang ngày càng được quan tâm, không phải chỉ bởi những người e ngại công nghệ, mà cả các bạn trẻ sẵn sàng đón nhận những điều mới lạ mà công nghệ đem đến.
Sự quan tâm của công chúng với vấn đề riêng tư đã có từ lâu, nhưng cho đến gần đây khi nhiều vụ việc ảnh hưởng trực tiếp đến người dùng xảy ra, người ta mới thấy được mức độ quan trọng của vấn đề.
Từ scandal Cambridge Analytica đình đám cho đến những vụ việc ít được biết đến hơn như khi Apple từ chối mở khóa một chiếc iPhone của tội phạm cho FBI ngay cả khi có lệnh của tòa án hồi năm 2016, nó mới thực sự trở thành một vấn đề nghiêm túc. Một vụ việc khác không kém phần tranh cãi vừa xảy ra hồi tháng 4 vừa qua, khi cảnh sát Mỹ dùng vân tay của một xác chết để thử mở chiếc điện thoại của anh ta và khiến người vợ góa cảm thấy mình bị xúc phạm.
Trong hai vụ việc trên, lựa chọn giữa phục vụ cho việc điều tra và lợi ích của số đông hay bảo đảm quyền riêng tư của một cá nhân với những thông tin chứa trong chiếc điện thoại của người đó, ngay cả khi cá nhân đó là tội phạm đã khiến cho công chúng chia làm hai nhóm.
Trên bề ngoài, cả hai bên đều có lý và đều phù hợp với đạo đức, bởi một bên lo ngại rằng kẻ gian có thể che giấu những thông tin của mình với sự tiếp tay của Apple, trong khi bên kia cho rằng vì sự an toàn của bản thân chúng ta, đánh đổi một chút riêng tư là điều hoàn toàn có thể chấp nhận được. Nhưng thực ra, khi nhìn sâu hơn vào vụ việc này, nó lại là về một vấn đề khác – một điều ảnh hưởng đến bản sắc của chúng ta.
Cái nhìn ở bề ngoài bên trên thực ra quá mức đơn giản hóa mọi việc. Kẻ gian luôn có những cách giao tiếp với nhau hệt như chúng ta, và việc buộc Apple mở khóa một chiếc iPhone sẽ chẳng hề thay đổi điều đó. Nếu Apple mở khóa chiếc điện thoại, nó sẽ tạo ra một tiền lệ nguy hiểm khi các cơ quan thi hành pháp luật có thể xâm nhập một cách thô bạo vào đời tư của bất kỳ ai dựa trên những thông tin vô cùng chi tiết mà các thiết bị thông minh sở hữu.
Ngược lại, việc Apple không mở khóa chiếc iPhone đó và không tạo tiền lệ cũng không giúp những thông tin cá nhân của người dùng an toàn hơn.
Thật ra, những thông tin về cá nhân chúng ta vốn đã không an toàn, và chưa bao giờ an toàn trong thời đại Internet of Things (IoT). Kẻ gian có thể biết về bạn và gây thiệt hại cho bạn ngay từ những bức ảnh trên Instagram hay những lần check-in trên Facebook. Vị trí của bạn có thể bị theo dõi trong thời gian thực bởi sự tiếp tay của nhà mạng. Không phải ngẫu nhiên mà một hacker tuổi teen như Kane Gamble lại có thể “xỏ mũi” được hàng loạt nhân vật cấp cao trong ngành tình báo lẫn chính phủ Mỹ chỉ bằng những thông tin cơ bản của họ trên Twitter.
Mối quan hệ giữa bạn và tôi với thiết bị thông minh - bao gồm cả những thứ không thuộc quyền sở hữu của mình - đang ngày càng chặt chẽ hơn. Chúng ngày càng biết nhiều hơn về chúng ta, nhiều hơn cả những gì có thể chấp nhận được.
Chúng biết những gì bạn ăn hôm nay, bạn làm gì hôm qua, bạn ở đâu tuần trước, và những thông tin này có thể bị "ngược dòng" đến nhiều năm trước, dù được tách ra lưu trữ ở nhiều nơi. Chúng được kết nối với nhau đến mức bất kỳ ai có đủ khả năng hoàn toàn có thể xâu chuỗi chúng với nhau và vẽ ra một bức tranh toàn cảnh vô cùng chi tiết về bạn.
Smartphone chỉ là một phần rất nhỏ trong số những thiết bị thông minh đó. Nhưng nó lại là bước đầu tiên trong một cuộc sống tương lai, nơi các thiết bị điện tử có mặt trong mọi khía cạnh của đời sống, và vì thế, nó là vật dụng thân cận nhất với chúng ta hiện tại. Bạn có thể giấu giếm thông tin về mình với người thân, tôi có thể quên những điều mình đã làm, nhưng chiếc điện thoại thì không. Bạn khai báo cuộc đời của mình với nó, và nó không hề quên.
Dù thích hay không, bạn sẽ phải chấp nhận việc những thiết bị này biết tất cả về mình, và chúng có thể chống lại bạn.
Chỉ mới đầu tháng 4 này, một chiếc Apple Watch “phản chủ” đã lật tẩy lời nói dối của Caroline Nilsson, một người phụ nữ sống tại Adelaide, Úc trong một vụ án mạng. Cô ta nói rằng mẹ chồng của mình, Myrna Nilsson bị người ngoài đột nhập và giết chết sau khi cãi cọ vì một mâu thuẫn trước đó.
Nhưng dữ liệu nhịp tim và chuyển động của chiếc Apple Watch mà Caroline đeo lại cho thấy rằng những gì xảy ra trong thời điểm bà Myrna bị giết không hề giống với những gì cô mô tả, rằng “hai người đàn ông đột nhập, cướp tài sản, trói tôi lại rồi giết mẹ chồng tôi.” Nó cho thấy rằng chính Caroline mới là thủ phạm của vụ việc này.
Đây cũng không phải là trường hợp duy nhất một thiết bị thông minh để lộ những thông tin mà chủ nhân của nó muốn che giấu.
Hồi năm 2016, Ross Compton - một người đàn ông 59 tuổi sống tại Ohio, Mỹ nói rằng nhà mình bắt lửa khi anh ta đang ngủ. Khi tỉnh giấc lúc ngọn lửa đang bốc cháy, ông ta chỉ kịp nhét một số quần áo vào vali, vài vật phẩm quan tròng vào túi, chụp lấy chiếc laptop và sạc cho thiết bị bơm trợ tim của mình, sau đó dùng gậy để đập vỡ cửa sổ, ném mọi thứ ra ngoài trước khi thoát khỏi ngôi nhà. Chú mèo của ông ta đã không thoát được khỏi đám cháy.
Tuy nhiên, dựa trên dữ liệu về nhịp tim của Compton được ghi lại trên máy trợ tim của ông ta, nhà chức trách nói rằng những gì ông ta mô tả là bất khả thi, đặc biệt là trong tình trạng sức khỏe hiện tại. Người đàn ông này bị bắt sau đó vì tội phóng hỏa và lừa bảo hiểm, còn dữ liệu nhịp tim trên máy được xem là “một trong những chứng cứ quan trọng nhất cho phép chúng tôi kết án ông ta,” cảnh sát cho biết.
Trong cả hai trường hợp trên, dữ liệu cá nhân trên các thiết bị điện tử đều đã để lộ những thông tin mà chủ nhân của không mong muốn. Luật sư của Compton nói rằng việc sử dụng dữ liệu này vi phạm Điều sửa đổi thứ 4 của Hiến pháp Mỹ, nhưng quan tòa của vụ án bác bỏ luận điểm này và cho rằng dữ liệu nhịp tim không phải là một thông tin quan trọng cần được giữ kín.
Cho đến thời điểm bài viết này được đăng tải, cả hai vụ án của Comton lẫn Caroline đều chưa được xử, bởi tranh cãi về việc sử dụng những dữ liệu nêu trên có hợp lý và hợp pháp hay không. Tuy nhiên hồi đầu năm nay, dữ liệu Apple Health đã được dùng làm bằng chứng cho một vụ giết người tại Đức, khi một bên thứ ba xem xét các dữ liệu từ ứng dụng iPhone này để tái hiện những hành động của thủ phạm.
Trong cả ba trường hợp trên, các thiết bị thông minh đều đã "phản chủ", dù chúng được sử dụng để phục vụ cho luật pháp. Đó là một tiền lệ cho thấy rằng dữ liệu mà thiết bị thông minh “biết” sẽ là một phần quan trọng ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta.
Và như đã nói bên trên, những dữ liệu và thiết bị này chỉ mới là sự khởi đầu. Chiếc điện thoại rồi sẽ trở thành một phần nhỏ (nhưng vẫn rất quan trọng) trong Internet của vật thể. Và có lẽ một ngày nào đó, nó sẽ trở thành “Internet của chúng ta”. Các nhà làm luật và các cơ quan chính phủ đang ngày càng tận dụng nguồn thông tin khổng lồ này, còn cựu giám đốc tình báo quốc gia Mỹ, ông James Clapper từng thẳng thừng nói rằng “chúng tôi có thể dùng IOT để do thám các bạn.”
Khi Internet của vật thể trở thành Internet của chúng ta, chiếc điện thoại cũng sẽ trở thành một phần trong bản sắc của con người. Theo hai nhà triết học Mỹ David Chalmers và Andy Clark, những gì tạo nên một con người không chỉ nằm trong bộ não, mà được tách biệt thành nhiều phần.
Nói một cách dễ hiểu, khi bạn trông chờ vào danh bạ trong điện thoại để giúp mình nhớ được ai đó làm gì, một phần của trí nhớ của bạn được gửi gắm lên chiếc điện thoại. Nó là sự kết hợp giữa tế bào não và con chip silicon, khi một phần những gì chúng ta biết đã được “outsource” lên chiếc điện thoại. Có thể bạn không đồng ý với giả thuyết về sự tách biệt của bản sắc bên trên, nhưng vai trò của chiếc điện thoại trong việc tạo nên hình ảnh nhận diện chúng ta là không thể chối cãi.
Hãy cùng xem một phương thức khác: chúng ta thường nghe cụm từ “sống ảo” khi một ai đó xuất hiện trên mạng xã hội và chia sẻ về đời tư của họ, nhưng thực ra, đó chính là một phần cuộc sống thật của họ.
Bạn cũng vậy. Ngay bây giờ, ngay lúc này, có quá nhiều thứ bạn làm và bạn để xảy ra quanh chiếc điện thoại của mình, nên nó biết và tham gia vào cuộc sống của chúng ta nhiều hơn vẫn nghĩ. Sự tiết lộ của những thông tin cá nhân này – hay thậm chí chỉ là nguy cơ chúng bị tiết lộ khi một ai đó chạm được tay vào chiếc điện thoại, dù hợp pháp hay không - hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến những quyết định mà bạn sẽ đưa ra bây giờ và trong tương lai. Theo một cách nào đó, chiếc điện thoại đã ảnh hưởng đến quyết định của bộ não.
Điều gì ảnh hưởng đến quyết định của bạn sẽ ảnh hưởng đến nhận thức, và từ đó, đến bản sắc của bạn. Và vì thế, chiếc điện thoại là một phần không thể tách rời của chúng ta.
Công nghệ đang thay đổi cách chúng ta tin tưởng