Lenovo Phab - smartphone màn hình khổng lồ, giá rẻ
Chiếc Android 2 sim phân khúc phổ thông giá 3,99 triệu đồng này được trang bị màn hình lên tới 7 inch, đi kèm pin dung lượng cao cho thời gian dùng 2 đến 3 ngày.
Nội dung bài viết
phab là phiên bản giá rẻ hơn Phab Plus và nằm trong dòng smartphone khổng lồ vừa được lenovo bán ra cuối 2015. Cấu hình, tính năng không nổi bật nhưng kích thước quá lớn cộng với màn hình to như một máy tính bảng cỡ nhỏ đã tạo ra điểm nhấn và gây chú ý cho sản phẩm.
Thiết kế
Cũng như đàn anh Phab Plus, kiểu dáng của lenovo phab trông giống như một chiếc điện thoại khổng lồ hơn là một máy tính bảng cỡ nhỏ như Nexus 7 hay iPad Mini. Máy được thiết kế để sử dụng chính theo chiều dọc, thay vì xoay ngang như máy tính bảng nên hai viền được làm khá mỏng. Có thể cầm được bằng một tay, bề ngang của Phab chỉ 97 mm, hẹp hơn đáng kể so với phần lớn các tablet 7 inch khác như Asus FonePad 7 (110 mm) hay Samsung Galaxy Tab 3V (116 mm).
Dù vậy, kích thước của Lenovo Phab vẫn to hơn rất nhiều điện thoại đang có trên thị trường. So với đàn anh Phab Plus, Phab còn dày, nặng và cũng khó cầm hơn hẳn. Việc gia tăng dung lượng pin khiến trọng lượng máy lên tới 250 gram và dày tới gần 9 mm. Khi lướt web hay đọc sách, xem phim, việc cầm máy tỏ ra không quá khó khăn nhưng nếu cần đàm thoại liên tục, cất túi quần để di chuyển, smartphone "khổng lồ" của Lenovo tỏ ra bất tiện. Đây là mẫu điện thoại phù hợp với dân văn phòng nhiều hơn.
Bộ khung vỏ nguyên khối của Lenovo Phab không còn dùng chất liệu kim loại, thay vào đó là khung viền nhựa cứng sơn màu giả kim loại. Mặt lưng được làm kiểu vân mờ không bóng, có độ mềm nhẹ như cao su nên khi cầm tạo cảm giác chắc tay. Nhờ thế, cầm Lenovo Phab còn đầm, chắc và tin cậy hơn đàn anh Phab Plus. Phiên bản màu đen tỏ vẻ cao cấp hơn giá bán.
Trên mẫu smartphone màn hình 7 inch, Lenovo vẫn trang bị công nghệ âm thanh Dolby Atmos nhưng hệ thống loa không còn nằm ở mặt lưng mà được đẩy xuống cạnh đáy, nằm cạnh cổng sạc. Chất lượng loa ngoài của Phab Plus ở mức khá, không để lại nhiều ấn tượng. Công nghệ Dolby Atmos chỉ hiệu quả khi sử dụng với tai nghe, khi đưa ra các thiết lập gia tăng chất lượng âm thanh, tạo hiệu ứng âm thanh vòm khi xem phim, chơi game hay tối ưu khi phát nhạc.
Ảnh thực tế Lenovo Phab
Màn hình
Màn hình đương nhiên là điểm gây chú ý nhất trên Lenovo Phab. Nếu đặt trong phân khúc smartphone dưới 4 triệu đồng, không model nào có màn hình lớn bằng sản phẩm này. Màn hình lớn đem lại trải nghiệm hiệu quả hơn điện thoại màn hình nhỏ khi lướt web, chơi game hay xem phim.
Tuy nhiên, không được như Phab Plus, độ phân giải màn hình của Phab mới đạt chuẩn HD 720p. Cộng với màn hình lên tới 7 inch, mật độ điểm ảnh chỉ còn được 210 ppi. Nếu chỉ xem thông số và không trải nghiệm thực tế, dễ lầm tưởng hình ảnh thiếu sự sắc nét, mịn màng như nhiêu smartphone tầm 3 đến 4 triệu đang có trên thị trường.
Nhưng thực tế khi so sánh với một số mẫu tablet 7 inch tầm 3 đến 4 triệu đồng tới từ Asus hay Samsung, độ phân giải màn hình của Lenovo Phab thậm chí còn nhỉnh hơn. Với việc sử dụng tấm nền LCD IPS, chất lượng hiển thị của Phab vẫn đủ dùng trong hầu hết các nhu cầu thường dùng trên điện thoại và máy tính bảng. Hình ảnh hiển thị cũng rõ ràng ngoài trời, góc nhìn rộng, dù màu sắc chưa được tươi và sâu.
Như đàn anh Phab Plus, khả năng cảm ứng trên đàn em Phab nhạy và chính xác. Nhưng vì cấu hình không được mạnh, khi chơi game hay lướt web, Facebook, máy vẫn có độ trễ và bị giật gây khó chịu.
Để tiện cho việc dùng một tay, nhà sản xuất đã tích hợp sẵn một số tính năng hỗ trợ nhưng hiệu quả mang lại chưa cao. Bàn phím số khi mở khoá hay bấm số liên hệ có thể nghiêng về trái hay phải để không phải với tay, chỉ cần cầm một tay và bấm bằng ngón cái là đủ. Hay khi vẽ chữ C, phần hiển thị trên toàn bộ màn hình thu xuống còn khoảng 5 inch. Nếu thích người dùng có thể kích hoạt một phím ảo, giống Assistive Touch (trợ năng) trên iOS, để mở nhanh ứng dụng hay kích hoạt một số chức năng như khoá máy, tắt mở Wi-Fi theo thiết lập...
Hiệu năng và thời lượng pin
Nếu Phab Plus pin đã tốt thì Phab pin còn hơn nữa. Độ phân giải màn hình thấp hơn, chip xử lý giảm xuống nhưng dung lượng pin thì lại được nâng thêm 20%, từ 3.500 mAh lên thành 4.250 mAh giúp cho Lenovo Phab hoạt động thoải mái tới 3 ngày. Không chỉ bỏ xa về dung lượng so với hầu hết các smartphone, dung lượng pin trên Lenovo nhiều hơn cả những tablet 7 inch Asus Zenpad và Samsung Galaxy Tab. Nhưng thiếu công nghệ sạc pin nhanh và đánh đổi cho dung lượng lớn, việc nạp pin đầy cho Lenovo Phab mất tới gần 4 giờ.
Hiệu năng là thứ đáng cân nhắc nhất trên Lenovo Phab. Là sản phẩm hai trong một, điện thoại cũng đúng mà máy tính bảng chẳng sai, nhưng vì mức giá thấp nên cấu hình chỉ đủ đáp ứng những nhu cầu cơ bản. Phab được trang bị chip Snapdragon 410 1,2 GHz cho hiệu năng ở mức trung bình trong tầm giá 2 đến 4 triệu đồng. Điểm hài lòng ở cấu hình là việc có bộ nhớ trong 16GB và vẫn có khe cắm thẻ nhớ mở rộng, tiện cho việc lưu trữ phim hay cài đặt các ứng dụng có dung lượng lớn.
Đáng tiếc nhất là máy chỉ có 1GB RAM. Dù chạy hệ điều hành Android 5.0 Lollipop, hoạt động của Lenovo Phab tỏ ra khá ì ạch, chậm và thường gây ra hiện tượng lag, giật khi dùng lâu. Nếu mở nhiều tab khi lướt web hay ứng dụng cùng lúc, đôi lúc máy sẽ cho thấy hiện tượng đơ và mất khoảng 1, 2 giây mới phản hồi. Cách để giúp cho máy hoạt động ổn hơn là tránh bất nhiều ứng dụng cùng lúc để RAM bị quá tải.
Cũng như đàn anh Phab Plus, camera không phải là điểm mạnh trên Phab dù thông số khá chất lượng. Mặt sau là camera 13 megapixel với đèn Flash LED trong khi mặt trước là camera 5 megapixel. Máy có khả năng lấy nét tự động, bắt nét nhanh và khá chính xác. Ở điều kiện đủ sáng, camera 13 megapixel thể hiện chi tiết ổn, thuật toán xử lý khiến cho hình ảnh trông rất nét. Dù vậy, điểm yếu dễ nhận thấy là dải tương phản thấp khiến hình ảnh dễ bị cháy sáng, mất chi tiết vùng sáng hoặc tối khi chụp cảnh. Còn màu sắc hơi nhạt.
Ảnh chụp thử từ Lenovo Phab: Lenovo Phab không phải là smartphone có thể chiều lòng được hầu hết người dùng. Chạy hệ điều hành Android Lollipop và hỗ trợ 2 sim cùng mức giá chưa tới 4 triệu đồng, đây là lựa chọn phù hợp với người có nhu cầu sử dụng 2 thiết bị cùng lúc với các tính năng đủ dùng. Trong đó màn hình cực lớn và pin dung lượng cao, dùng lâu là điểm mà ít smartphone ở phân khúc giá rẻ hiện giờ có được.
Tuấn Anh
Thiết kế
Dù vậy, kích thước của Lenovo Phab vẫn to hơn rất nhiều điện thoại đang có trên thị trường. So với đàn anh Phab Plus, Phab còn dày, nặng và cũng khó cầm hơn hẳn. Việc gia tăng dung lượng pin khiến trọng lượng máy lên tới 250 gram và dày tới gần 9 mm. Khi lướt web hay đọc sách, xem phim, việc cầm máy tỏ ra không quá khó khăn nhưng nếu cần đàm thoại liên tục, cất túi quần để di chuyển, smartphone "khổng lồ" của Lenovo tỏ ra bất tiện. Đây là mẫu điện thoại phù hợp với dân văn phòng nhiều hơn.
Trên mẫu smartphone màn hình 7 inch, Lenovo vẫn trang bị công nghệ âm thanh Dolby Atmos nhưng hệ thống loa không còn nằm ở mặt lưng mà được đẩy xuống cạnh đáy, nằm cạnh cổng sạc. Chất lượng loa ngoài của Phab Plus ở mức khá, không để lại nhiều ấn tượng. Công nghệ Dolby Atmos chỉ hiệu quả khi sử dụng với tai nghe, khi đưa ra các thiết lập gia tăng chất lượng âm thanh, tạo hiệu ứng âm thanh vòm khi xem phim, chơi game hay tối ưu khi phát nhạc.
Ảnh thực tế Lenovo Phab
Màn hình
Màn hình đương nhiên là điểm gây chú ý nhất trên Lenovo Phab. Nếu đặt trong phân khúc smartphone dưới 4 triệu đồng, không model nào có màn hình lớn bằng sản phẩm này. Màn hình lớn đem lại trải nghiệm hiệu quả hơn điện thoại màn hình nhỏ khi lướt web, chơi game hay xem phim.
Nhưng thực tế khi so sánh với một số mẫu tablet 7 inch tầm 3 đến 4 triệu đồng tới từ Asus hay Samsung, độ phân giải màn hình của Lenovo Phab thậm chí còn nhỉnh hơn. Với việc sử dụng tấm nền LCD IPS, chất lượng hiển thị của Phab vẫn đủ dùng trong hầu hết các nhu cầu thường dùng trên điện thoại và máy tính bảng. Hình ảnh hiển thị cũng rõ ràng ngoài trời, góc nhìn rộng, dù màu sắc chưa được tươi và sâu.
Như đàn anh Phab Plus, khả năng cảm ứng trên đàn em Phab nhạy và chính xác. Nhưng vì cấu hình không được mạnh, khi chơi game hay lướt web, Facebook, máy vẫn có độ trễ và bị giật gây khó chịu.
Để tiện cho việc dùng một tay, nhà sản xuất đã tích hợp sẵn một số tính năng hỗ trợ nhưng hiệu quả mang lại chưa cao. Bàn phím số khi mở khoá hay bấm số liên hệ có thể nghiêng về trái hay phải để không phải với tay, chỉ cần cầm một tay và bấm bằng ngón cái là đủ. Hay khi vẽ chữ C, phần hiển thị trên toàn bộ màn hình thu xuống còn khoảng 5 inch. Nếu thích người dùng có thể kích hoạt một phím ảo, giống Assistive Touch (trợ năng) trên iOS, để mở nhanh ứng dụng hay kích hoạt một số chức năng như khoá máy, tắt mở Wi-Fi theo thiết lập...
Hiệu năng và thời lượng pin
Hiệu năng là thứ đáng cân nhắc nhất trên Lenovo Phab. Là sản phẩm hai trong một, điện thoại cũng đúng mà máy tính bảng chẳng sai, nhưng vì mức giá thấp nên cấu hình chỉ đủ đáp ứng những nhu cầu cơ bản. Phab được trang bị chip Snapdragon 410 1,2 GHz cho hiệu năng ở mức trung bình trong tầm giá 2 đến 4 triệu đồng. Điểm hài lòng ở cấu hình là việc có bộ nhớ trong 16GB và vẫn có khe cắm thẻ nhớ mở rộng, tiện cho việc lưu trữ phim hay cài đặt các ứng dụng có dung lượng lớn.
Việc chỉ có RAM 1GB khiến cho khả năng hoạt động của Phab Plus không tốt, thường thấy hiện tượng lag. |
Cũng như đàn anh Phab Plus, camera không phải là điểm mạnh trên Phab dù thông số khá chất lượng. Mặt sau là camera 13 megapixel với đèn Flash LED trong khi mặt trước là camera 5 megapixel. Máy có khả năng lấy nét tự động, bắt nét nhanh và khá chính xác. Ở điều kiện đủ sáng, camera 13 megapixel thể hiện chi tiết ổn, thuật toán xử lý khiến cho hình ảnh trông rất nét. Dù vậy, điểm yếu dễ nhận thấy là dải tương phản thấp khiến hình ảnh dễ bị cháy sáng, mất chi tiết vùng sáng hoặc tối khi chụp cảnh. Còn màu sắc hơi nhạt.
Ảnh chụp thử từ Lenovo Phab:
Tuấn Anh