Những món hủ tiếu ở Nam Bộ chinh phục thực khách ngay lần ăn đầu
Hủ tiếu là món khá dễ ăn với hương vị nhè nhàng, thơm ngon mà bạn khó có thể chối từ. Hiện nay, hủ tiếu hay hủ tíu là món ăn phổ biến ở các tỉnh miền Nam.
Nội dung bài viết
Hủ tiếu hay hủ tíu là món ăn phổ biến ở các tỉnh miền Nam. Đây là món khá dễ ăn với hương vị nhè nhàng, thơm ngon mà bạn khó có thể chối từ.
Hủ tiếu Sa Đéc
Cũng có đầy đủ các nguyên liệu quen thuộc như tôm, thịt, gan... nhưng hủ tiếu Sa Đéc có những nét khác biệt tạo nên sức hấp dẫn riêng so với hai thương hiệu còn lại. Nếu hủ tiếu Nam Vang có màu trắng, sợi nhỏ, mềm thì hủ tiếu Sa Đéc có sợi to, màu trắng đục, dai mềm và hơi giòn.
Cọng hủ tiếu Sa Đéc có sợi to, màu trắng đục, dai mềm và hơi giòn. (Ảnh: Internet)
Điều dễ nhận biết nhất là nước dùng trong vắt, ngọt thanh kết hợp với các nguyên liệu ăn kèm một cách hài hòa. Được điểm xuyết thêm hành lá và rau mùi làm cho bạn không thể cưỡng lại được sức hấp dẫn từ món ăn có nguồn gốc từ đất miền Tây này.
Hủ tiếu Nam Vang
Nước dùng muốn đạt được chất lượng cao phải nấu bằng xương ống của heo, một ít mực khô, tôm khô, đun lửa cháy liu riu, liên tục vớt bọt để cho một thứ nước trong vắt ngọt lịm. (Ảnh: Internet)
Nhiều người gọi đùa món hủ tiếu Nam Vang là món ăn "đa sắc tộc" bởi nó có nguồn gốc từ Campuchia, do người Hoa chế biến cho người... Việt thưởng thức.Tô hủ tiếu Nam Vang nguyên gốc của người Tiều bên Campuchia chỉ có thịt heo nạt xắt miếng và bằm, đĩa rau ăn kèm gồm xà lách, giá. Về đến Sài Gòn lại có thêm nhiều chất đạm phụ như tôm sú, tim, gan, phèo non, trứng cút…
Nhiều người gọi đùa món hủ tiếu Nam Vang là món ăn "đa sắc tộc". (Ảnh: Internet)
Nguyên liệu chính là hủ tiếu khô, nước dùng chính là thịt bằm nhỏ, lòng heo nấu cùng. Sau đó trụng sơ mì với nước dùng rồi mới cho các nguyên liệu phụ vào. Tùy theo khẩu vị của từng người, có thể thay thế lòng heo bằng tôm, cua, mực... Nhưng nhất thiết phải có thịt băm. Và đĩa rau ăn kèm món này cũng đa sắc hơn nhờ có thêm rau cần, tần ô, hẹ. Nhờ vậy tô hủ tiếu đã ngon lại còn hấp dẫn hơn rất nhiều.
Hủ tiếu Mỹ Tho
Hủ tiếu Mỹ Tho khác hủ tiếu Tàu, hủ tiếu Nam Vang, phở Bắc, bún bò Huế... ở chỗ không ăn với xà lách, giấm, rau ghém, mà dùng giá sống, chanh, ớt, nước tương.
Để giá thành hợp túi tiền của số đông, người ta thay bằng sườn và trứng cút tuy vậy cũng không mất đi quá nhiều độ ngon của món ăn. (Ảnh: Internet)
Hủ tiếu ngon nhất phải là loại làm bằng gạo Gò Cát (đặc sản như tàu hương, nàng thơm chợ Ðào). Muốn hủ tiếu ngon thì bánh phải khô, khi nấu trụng sơ nước sôi, tươm mỡ hành phi, cọng trong bóng, bắt mắt. Tô hủ tiếu ngon, hơn kém nhau còn tuỳ thuộc vào nồi nước lèo. Về cơ bản, chất ngọt của nước lèo từ xương ống hầm kỹ, thịt, mực khô cùng với những loại rau củ như củ cải, cà rốt...
(Ảnh: Internet)
Các món phụ gia góp phần làm nên danh hiệu hủ tiếu Mỹ Tho là giá sống, chanh, ớt, hẹ, nước tương (sau này còn có thêm rau cần). Ăn hủ tiếu dai Mỹ Tho với giá sống, chút hẹ cắt khúc, nặn miếng chanh, thêm chút nước tương. Hủ tiếu Mỹ Tho nấu với thịt heo bầm, có điểm con tôm thẻ, lột xẻ đôi, có người đòi thêm đồ lòng heo, sườn heo và trứng cút nữa.
Hủ tiếu sa tế
Món ăn là đặc sản của người Tiều, lưu truyền trong cộng đồng người Hoa nên những quán hủ tiếu sa tế rất hiếm gặp ở Sài Gòn, chủ yếu tập trung ở khu vực quận 5, quận 11. Sợi hủ tiếu của người Tiều không khác gì sợi hủ tiếu cá hay bánh phở Bắc thường thấy.
Đây là món ăn rất độc đáo, bạn có thể đếm được gần 20 loại gia vị khác nhau trong một bát hủ tiếu như đậu phộng, vừng, tỏi, ớt, quế…. (Ảnh: Internet)
Đây là món ăn rất độc đáo, bạn có thể đếm được gần 20 loại gia vị khác nhau trong một bát hủ tiếu như đậu phộng, vừng, tỏi, ớt, quế…. Sự pha trộn nhiều hương vị mang đến hương thơm thoang thoảng, béo ngậy rất đặc trưng. Ngoài các loại gia vị, nguyên liệu được sử dụng trong hủ tiếu sa tế là bò viên, thịt bò tái hoặc gân, gầu, thịt nai hoặc thịt heo cho bạn tha hồ lựa chọn.
Hủ tiếu Gò Công
Hủ tiếu Gò Công có gì khác biệt với các dòng dòng hủ tiếu đã Việt hóa khác? Xin thưa ngay, cọng hủ tiếu đã là sự khác biệt. Nếu hủ tiếu Sa Đéc là cọng hủ tiếu dai thông dụng, cọng hủ tiếu Mỹ Tho trong và giòn thì cọng hủ tiếu Gò Công rất trong, dai và mềm.
Người Việt xưa nay vẫn thích ăn hủ tiếu dai hơn là hủ tiếu mềm của người Hoa, thế nên sự sáng tạo nên những cọng hủ tiếu dai theo từng khẩu vị vùng miền đã làm nên một đặc điểm thú vị. (Ảnh: Internet)
Hải sản là món ăn thường nhật nhưng chế biến thành món hủ tiếu sao cho có vị hấp dẫn khác với bữa ăn hàng ngày là điều phải có nghề tinh túy mới nấu được, vì hương vị ngon của tô hủ tiếu hải sản - Gò Công đâu thể giống mùi vị của món lẩu hải sản. Bí quyết đề nấu một món ngon hải sản là không dễ, bởi vậy điều này đã làm nên sự hấp dẫn của món hủ tiếu Gò Công, đậm đà vị hải sản nhưng vẫn không làm mấy đi vị ngon vốn có của tô hủ tiếu.
Nhưng khác biệt hơn hết của hủ tiếu Gò Công chính là món củ cải trắng ngâm chua ăn kèm. (Ảnh: Internet)
Thật lạ khi được biết ở Gò Công, nếu thực khách ăn hủ tiếu dù là hủ tiếu Hoa hay hủ tiếu Việt mà không có món củ cải trắng ngâm chua thì họ không ăn. Nếu có dịp đặt chân đến Sài Gòn và đặc biệt là vùng đất Gò Công, các bạn đừng quên thưởng thức món ăn này nhé!
Nguồn: Internet
Hủ tiếu Sa Đéc
Cũng có đầy đủ các nguyên liệu quen thuộc như tôm, thịt, gan... nhưng hủ tiếu Sa Đéc có những nét khác biệt tạo nên sức hấp dẫn riêng so với hai thương hiệu còn lại. Nếu hủ tiếu Nam Vang có màu trắng, sợi nhỏ, mềm thì hủ tiếu Sa Đéc có sợi to, màu trắng đục, dai mềm và hơi giòn.
Cọng hủ tiếu Sa Đéc có sợi to, màu trắng đục, dai mềm và hơi giòn. (Ảnh: Internet)
Điều dễ nhận biết nhất là nước dùng trong vắt, ngọt thanh kết hợp với các nguyên liệu ăn kèm một cách hài hòa. Được điểm xuyết thêm hành lá và rau mùi làm cho bạn không thể cưỡng lại được sức hấp dẫn từ món ăn có nguồn gốc từ đất miền Tây này.
Hủ tiếu Nam Vang
Nước dùng muốn đạt được chất lượng cao phải nấu bằng xương ống của heo, một ít mực khô, tôm khô, đun lửa cháy liu riu, liên tục vớt bọt để cho một thứ nước trong vắt ngọt lịm. (Ảnh: Internet)
Nhiều người gọi đùa món hủ tiếu Nam Vang là món ăn "đa sắc tộc" bởi nó có nguồn gốc từ Campuchia, do người Hoa chế biến cho người... Việt thưởng thức.Tô hủ tiếu Nam Vang nguyên gốc của người Tiều bên Campuchia chỉ có thịt heo nạt xắt miếng và bằm, đĩa rau ăn kèm gồm xà lách, giá. Về đến Sài Gòn lại có thêm nhiều chất đạm phụ như tôm sú, tim, gan, phèo non, trứng cút…
Nhiều người gọi đùa món hủ tiếu Nam Vang là món ăn "đa sắc tộc". (Ảnh: Internet)
Nguyên liệu chính là hủ tiếu khô, nước dùng chính là thịt bằm nhỏ, lòng heo nấu cùng. Sau đó trụng sơ mì với nước dùng rồi mới cho các nguyên liệu phụ vào. Tùy theo khẩu vị của từng người, có thể thay thế lòng heo bằng tôm, cua, mực... Nhưng nhất thiết phải có thịt băm. Và đĩa rau ăn kèm món này cũng đa sắc hơn nhờ có thêm rau cần, tần ô, hẹ. Nhờ vậy tô hủ tiếu đã ngon lại còn hấp dẫn hơn rất nhiều.
Hủ tiếu Mỹ Tho
Hủ tiếu Mỹ Tho khác hủ tiếu Tàu, hủ tiếu Nam Vang, phở Bắc, bún bò Huế... ở chỗ không ăn với xà lách, giấm, rau ghém, mà dùng giá sống, chanh, ớt, nước tương.
Để giá thành hợp túi tiền của số đông, người ta thay bằng sườn và trứng cút tuy vậy cũng không mất đi quá nhiều độ ngon của món ăn. (Ảnh: Internet)
Hủ tiếu ngon nhất phải là loại làm bằng gạo Gò Cát (đặc sản như tàu hương, nàng thơm chợ Ðào). Muốn hủ tiếu ngon thì bánh phải khô, khi nấu trụng sơ nước sôi, tươm mỡ hành phi, cọng trong bóng, bắt mắt. Tô hủ tiếu ngon, hơn kém nhau còn tuỳ thuộc vào nồi nước lèo. Về cơ bản, chất ngọt của nước lèo từ xương ống hầm kỹ, thịt, mực khô cùng với những loại rau củ như củ cải, cà rốt...
(Ảnh: Internet)
Các món phụ gia góp phần làm nên danh hiệu hủ tiếu Mỹ Tho là giá sống, chanh, ớt, hẹ, nước tương (sau này còn có thêm rau cần). Ăn hủ tiếu dai Mỹ Tho với giá sống, chút hẹ cắt khúc, nặn miếng chanh, thêm chút nước tương. Hủ tiếu Mỹ Tho nấu với thịt heo bầm, có điểm con tôm thẻ, lột xẻ đôi, có người đòi thêm đồ lòng heo, sườn heo và trứng cút nữa.
Hủ tiếu sa tế
Món ăn là đặc sản của người Tiều, lưu truyền trong cộng đồng người Hoa nên những quán hủ tiếu sa tế rất hiếm gặp ở Sài Gòn, chủ yếu tập trung ở khu vực quận 5, quận 11. Sợi hủ tiếu của người Tiều không khác gì sợi hủ tiếu cá hay bánh phở Bắc thường thấy.
Đây là món ăn rất độc đáo, bạn có thể đếm được gần 20 loại gia vị khác nhau trong một bát hủ tiếu như đậu phộng, vừng, tỏi, ớt, quế…. (Ảnh: Internet)
Đây là món ăn rất độc đáo, bạn có thể đếm được gần 20 loại gia vị khác nhau trong một bát hủ tiếu như đậu phộng, vừng, tỏi, ớt, quế…. Sự pha trộn nhiều hương vị mang đến hương thơm thoang thoảng, béo ngậy rất đặc trưng. Ngoài các loại gia vị, nguyên liệu được sử dụng trong hủ tiếu sa tế là bò viên, thịt bò tái hoặc gân, gầu, thịt nai hoặc thịt heo cho bạn tha hồ lựa chọn.
Hủ tiếu Gò Công
Hủ tiếu Gò Công có gì khác biệt với các dòng dòng hủ tiếu đã Việt hóa khác? Xin thưa ngay, cọng hủ tiếu đã là sự khác biệt. Nếu hủ tiếu Sa Đéc là cọng hủ tiếu dai thông dụng, cọng hủ tiếu Mỹ Tho trong và giòn thì cọng hủ tiếu Gò Công rất trong, dai và mềm.
Người Việt xưa nay vẫn thích ăn hủ tiếu dai hơn là hủ tiếu mềm của người Hoa, thế nên sự sáng tạo nên những cọng hủ tiếu dai theo từng khẩu vị vùng miền đã làm nên một đặc điểm thú vị. (Ảnh: Internet)
Hải sản là món ăn thường nhật nhưng chế biến thành món hủ tiếu sao cho có vị hấp dẫn khác với bữa ăn hàng ngày là điều phải có nghề tinh túy mới nấu được, vì hương vị ngon của tô hủ tiếu hải sản - Gò Công đâu thể giống mùi vị của món lẩu hải sản. Bí quyết đề nấu một món ngon hải sản là không dễ, bởi vậy điều này đã làm nên sự hấp dẫn của món hủ tiếu Gò Công, đậm đà vị hải sản nhưng vẫn không làm mấy đi vị ngon vốn có của tô hủ tiếu.
Nhưng khác biệt hơn hết của hủ tiếu Gò Công chính là món củ cải trắng ngâm chua ăn kèm. (Ảnh: Internet)
Thật lạ khi được biết ở Gò Công, nếu thực khách ăn hủ tiếu dù là hủ tiếu Hoa hay hủ tiếu Việt mà không có món củ cải trắng ngâm chua thì họ không ăn. Nếu có dịp đặt chân đến Sài Gòn và đặc biệt là vùng đất Gò Công, các bạn đừng quên thưởng thức món ăn này nhé!
Nguồn: Internet