Cảnh báo! loài cây “3 lá lấy một mạng người”
Thấy nhóm khách “phượt” mượn rổ để lên đồi hái rau rừng, anh nông dân người Mông Cư Văn Thủy - chủ nhân Đảo Xanh (xã Thung Nai, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình) hỏi ngay: “Có ai trong nhóm biết cái lá ngón chưa?”. Cả nhóm lắc đầu ngơ ngác, anh Thủy nói luôn, thôi, để tôi hướng dẫn. Nhai nhầm vài lá là chết luôn đấy!
Nội dung bài viết
Thấy nhóm khách “phượt” mượn rổ để lên đồi hái rau rừng, anh nông dân người Mông Cư Văn Thủy - chủ nhân Đảo Xanh (xã Thung Nai, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình) hỏi ngay: “Có ai trong nhóm biết cái lá ngón chưa?”. Cả nhóm lắc đầu ngơ ngác, anh Thủy nói luôn, thôi, để tôi hướng dẫn. Nhai nhầm vài lá là chết luôn đấy! Lá ngón to bằng 3 ngón tay.
Anh Thủy cho biết, vùng Tây Bắc ai cũng biết lá ngón. Trẻ con biết đi, người lớn đã dạy phân biệt lá ngón để không bị ăn nhầm. Chỉ có con dê ăn lá ngón không chết, loài vật khác thì không ăn, còn con người, chỉ cần ăn ba lá ngón chứ không cần đến một nắm là có thể tử vong.
Loại cây này còn có tên gọi khác là đoạn trường thảo (đoạn là đứt, trường là ruột). Người ta cho rằng uống vị này sẽ bị đứt ruột mà chết. Cho đến nay, đông y vẫn cho rằng cây lá ngón được coi là loại cây độc nhất ở nước ta, chỉ cần ăn 3 lá là đủ độc tố để chết người. Lá ngón chịu mát nên mọc khắp nơi dưới các tán cây. Một nhánh lá ngón như thế này đủ độc tố làm chết 2 người.
Về đặc điểm, đây là một loại dây mọc leo, thân và cành không có lông, trên thân hơi có khía dọc. Lá mọc đối, hình trứng thuôn dài, hơi hình mác, đầu nhọn, phía cuống nhọn, mép nguyên, bóng nhẵn, dài 7-12 cm, rộng từ 2,5-5,5 cm. Hoa mọc thành chùm ở đầu cành hay ở kẽ lá. Cánh hoa màu vàng. Quả là một nang, màu nâu hình thon, dài 1 cm, rộng 0,5 cm. Hạt nhỏ, quanh mép có rìa mỏng màu nâu nhạt. Độc chất nằm nhiều nhất ở phần lá non.
Cây lá ngón phân bố khá phổ biến ở miền rừng núi nước ta. Các tỉnh miền núi như Hòa Bình, Lào Cai, Lạng Sơn, Tuyên Quang đều có. Ngoài ra, một số nước vùng nhiệt đới và á đới châu Á cũng có loại cây độc này. Riêng ở Trung Quốc, ngoài việc dùng để đầu độc, người ta lại hay dùng rễ và bán tại các hiệu thuốc để chữa hủi hay nấm ở tóc. Cây lá ngón thân thảo, nhỏ hơn chiếc đũa và có thể bò dài tới 12 mét. hoa cây ngón có màu vàng, khá đẹp, giống hoa thiên lý.
“Dân vùng núi ai cũng biết lá ngón, nó mọc khắp nơi. Trừ những trường hợp tự tử cố tình ăn lá ngón, chứ chúng tôi thì không lầm được. Các bạn ở miền xuôi, đa số không biết loại lá này, nên ai tới đảo vui chơi, tôi cũng dẫn các bạn ra xem cây lá ngón để còn biết mà phân biệt, vì nó rất dễ lẫn với các loại rau rừng mọc hoang ở vùng núi” - anh Thủy nói.
Anh Thủy cho biết, vùng Tây Bắc ai cũng biết lá ngón. Trẻ con biết đi, người lớn đã dạy phân biệt lá ngón để không bị ăn nhầm. Chỉ có con dê ăn lá ngón không chết, loài vật khác thì không ăn, còn con người, chỉ cần ăn ba lá ngón chứ không cần đến một nắm là có thể tử vong.
Loại cây này còn có tên gọi khác là đoạn trường thảo (đoạn là đứt, trường là ruột). Người ta cho rằng uống vị này sẽ bị đứt ruột mà chết. Cho đến nay, đông y vẫn cho rằng cây lá ngón được coi là loại cây độc nhất ở nước ta, chỉ cần ăn 3 lá là đủ độc tố để chết người.
Về đặc điểm, đây là một loại dây mọc leo, thân và cành không có lông, trên thân hơi có khía dọc. Lá mọc đối, hình trứng thuôn dài, hơi hình mác, đầu nhọn, phía cuống nhọn, mép nguyên, bóng nhẵn, dài 7-12 cm, rộng từ 2,5-5,5 cm. Hoa mọc thành chùm ở đầu cành hay ở kẽ lá. Cánh hoa màu vàng. Quả là một nang, màu nâu hình thon, dài 1 cm, rộng 0,5 cm. Hạt nhỏ, quanh mép có rìa mỏng màu nâu nhạt.
Cây lá ngón phân bố khá phổ biến ở miền rừng núi nước ta. Các tỉnh miền núi như Hòa Bình, Lào Cai, Lạng Sơn, Tuyên Quang đều có. Ngoài ra, một số nước vùng nhiệt đới và á đới châu Á cũng có loại cây độc này. Riêng ở Trung Quốc, ngoài việc dùng để đầu độc, người ta lại hay dùng rễ và bán tại các hiệu thuốc để chữa hủi hay nấm ở tóc.
“Dân vùng núi ai cũng biết lá ngón, nó mọc khắp nơi. Trừ những trường hợp tự tử cố tình ăn lá ngón, chứ chúng tôi thì không lầm được. Các bạn ở miền xuôi, đa số không biết loại lá này, nên ai tới đảo vui chơi, tôi cũng dẫn các bạn ra xem cây lá ngón để còn biết mà phân biệt, vì nó rất dễ lẫn với các loại rau rừng mọc hoang ở vùng núi” - anh Thủy nói.