Cùng ngắm cảnh An Giang với khung cảnh ‘hương đồng cỏ nội’
An Giang, một vùng đất nổi bật với cảnh sắc thiên nhiên yên bình thơ mộng, ẩm thực phong phú, và những người dân thân thiện.
Nội dung bài viết
An Giang, một vùng đất nổi bật với cảnh sắc thiên nhiên yên bình thơ mộng, ẩm thực phong phú, và những người dân thân thiện.
An Giang là một vùng đất mới được khai phá hơn 300 năm, tuy chưa "dày" lịch sử như nhiều vùng đất khác, nhưng nơi đây hội tụ nhiều nền văn hóa khác nhau, cảnh sắc thiên nhiên độc đáo cùng với phong cách ẩm thực khác biệt, tạo thành điểm nhấn nổi bật thu hút khách du lịch. Nếu cảm thấy mệt mỏi vì phố thị tất bật và xô bồ, bạn hãy thử về An Giang, nơi có những cánh đồng lúa bạt ngàn, xanh mướt cùng với bầu không khí thoáng đãng sẽ giúp bạn xua tan những muộn phiền trong lòng.
Vẻ nên thơ của những cánh đồng lúa ở An Giang. (Ảnh: Internet)
Làm cách nào để đến An Giang?
Có hai phương tiên để bạn đến được An Giang đó xe máy và xe khách.
Nếu đi xe khách bạn có thể chọn các hãng xe như Hùng Cường, Phương Trang, Huệ Nghĩa, giá vé vào khoảng 140.000 - 150.000 đồng, mất khoảng từ 5 đến 6 giờ đi đường.
Nếu đi xe máy, bạn đi đường Tân An đến ngã 3 Trung Lương thuộc địa phận Tiền Giang, sau đó chạy thẳng thêm 60km nữa là tới ngã 3 An Hữu (nếu quẹo phải là về Hồng Ngự Tam Nông có thể qua Long Xuyên - An Giang bằng phà Bắc Cao Lãnh) còn đi thẳng thì sẽ qua cầu Mỹ Thuận đổ hết dốc cầu quẹo phải là về Sa Đéc quẹo trái là đi Vĩnh Long . Cứ theo hướng Sa Đéc mà đi là sẽ gặp phà Bắc Vàm Cống hữu nghị Việt Nam - Đan Mạch . Qua phà xong quẹo phải đi 1 đoạn 50km là tới Thành phố Long Xuyên thuộc địa phận An Giang.
Long Xuyên có gì?
Điểm đến đầu tiên chính là Long Xuyên, đây là một thành phố của An Giang, bạn có thể ghé lại đây để nghỉ ngơi và tham qua một vài địa điểm nổi tiếng cũng như thưởng thức những món ăn ngon đặc trưng ở thành phố này.
Một góc thành phố Long Xuyên vào buổi sáng. (Ảnh: Internet)
Và khi đêm xuống. (Ảnh: Internet)
Có môt địa điểm mà bạn có thể đến và tham quan chính là khu tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng thuộc xã Mỹ Hòa Hưng, Long Xuyên, An Giang trên cù lao Ông Hổ. Tại đây có đền thờ, nhà lưu niệm và ngôi nhà gỗ nơi Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã sống thời thơ ấu.
Khu tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng. (Ảnh: Internet)
Phong cảnh bên trong khu tưởng niệm. (Ảnh: Internet)
Để đến được khu tưởng niệm bạn có thể đi bến phà Ô Môi nằm trên đường Phan Huy Chú, hoặc nếu bạn đi xe có trọng tải trên 10 người thì có thể đi từ bến phà Trà Ôn sang cù lao Ông Hổ.
Khu tưởng niệm này được xây dựng năm 1997, hoàng thành vào tháng 8/1998 nhân kỉ niệm ngày sinh thứ 110 của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, trên khuôn viên rộng 1.600 mét vuông, gần ngôi nhà cổ của gia đình bác. Đền thờ có kiến trúc cổ lầu tam cấp, các chi tiết bằng gỗ đều là gỗ quý. Vị trí trang trọng có tượng bán thân Chủ tịch Tôn Đức Thắng, phía trên bao lam là rồng cuốn thư mang dòng chữ vàng "Chủ tịch Tôn Đức Thắng", hai bên bao lam chạm hình cây trúc, phía dưới là cá chép đỡ bao lam. Xung quanh đền trang trí biểu tượng ngũ phúc (phúc, lộc, thọ, khang, ninh).
Ngôi nhà gỗ của gia đình Bác Tôn. (Ảnh: Internet)
Ngôi nhà cổ là nơi Chủ tịch đã sống thời thơ ấu, do thân sinh của bác là cụ Tôn Văn Đề xây dựng năm 1887. Kiến trúc hình chữ "Quốc", khung cột sàn nhà bằng gỗ, mái lợp ngói ống, ngang 12m, dài 13m. Phía sau ngôi nhà này có 4 ngôi mộ của thân phụ, thân mẫu và vợ chồng người em trai của Bác Tôn. Ngôi nhà này được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích quốc gia tháng 12/1989.
Đối diện với đền thờ là nhà lưu niệm, trưng bày hiện vật, tư liệu hình ảnh về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Tôn. Bước qua cửa có hai câu đối: "Tựa lưng Bảy Núi, uống nước Cửu Long, Mỹ Hòa Hưng ngời danh sứ sở - Khơi lửa Ba Son, kéo cờ Bắc Hải, Tôn Đức Thắng rạng tiếng non sông".
Ăn, uống, nghỉ ngơi tại Long Xuyên
Ẩm thực Long Xuyên vô cùng phong phú. Và cơm tấm nhuyễn chính là một trong những món ăn nổi tiếng ở đây. Khác với cơm tấm Sài Gòn với những lát thịt to, cơm tấm Long Xuyên có hạt nhuyễn, thịt nướng thái mỏng, điểm thêm bì và vài lát trứng kho, ăn kèm với dưa chua làm từ các loại rau như rau muống, ngó sen hoặc là cà rốt, cải trắng thái mỏng. Quán cơm tấm này nằm trên đường Bùi Thị Xuân, đối diện là báo An Giang, giá của một phần cơm là 17.000 đồng.
Một phần cơm tấm ở Long Xuyên. (Ảnh: Internet)
Nếu muốn ăn trưa, bạn hãy tìm đến quán bánh xèo nằm trên đường Lý Thường Kiệt, ngay góc chợ Mỹ Bình, giá mỗi một bánh là 12.000 đồng. Bánh xèo là món bánh đặc trưng của miền Tây Nam Bộ. Món ăn được chế biến từ các nguyên liệu vô cùng quen thuộc như bột, tôm, thịt, giá đỗ. Bánh phải được ăn vào lúc còn nóng, ăn kèm với nước chấm chua ngọt và các loại rau như rau diếp, húng quế, tía tô...
Bánh xèo. (Ảnh: Internet)
Và vào buổi tối bạn có thể đến thưởng thức món lẩu cháo cua đồng, đây là một món ăn mới lạ, mang hương vị đặc trưng của Long Xuyên. Món này ăn ngon nhất là lúc còn nóng, nhúng với các loại rau như mồng tơi, mướp... Lẩu cháo cua đồng thường được ăn kèm cùng trứng gà, trứng vịt lộn. Món ăn này được bán ở khu cư xá Sao Mai, phường Bình Khánh, giá khá rẻ, khoảng từ 70.000 - 80.000 đồng.
Lẩu cháo cua đồng.(Ảnh: Internet)
Một món lẩu ngon lành nữa mà bạn không thể bỏ qua chính là lẩu mắm, đây là một món ăn dân dã của miền tây . Một nồi lẩu mắm sẽ có thịt, tôm, mực, cá... được nấu bằng mắm cá linh, ăn kèm với các loại rau sống như điên điển, rau nhút, diếp cá, giá, hẹ... Ở Long Xuyên, nếu bạn muốn thưởng thức món ăn này thì hãy đến quán Lẩu Mắm Cây Dừa - 95 Trần Hưng Đạo, thành phố Long Xuyên (đối diện Metro Long Xuyên).
Lẩu mắm. (Ảnh: Internet)
Đây chỉ là một phần trong rất nhiều những quán ăn ngon ở Long Xuyên, bạn có thể tìm đến những địa điểm khác tùy theo sở thích cá nhân. Ngoài ra, thành phố Long Xuyên vừa khai trương khu trung tâm mua sắm Vincom, trên đường Trần Hưng Đạo, phường Mỹ Bình, tại đây có một số nhà hàng nổi tiếng như Gogi, King BBQ, Kichi Kichi... bạn hãy tìm đến đây để ăn uống nếu cảm thấy món ăn miền Tây không hợp khẩu vị.
Vincom Long Xuyên. (Ảnh: Internet)
Nếu muốn nghỉ ngơi, chúng ta có thể tìm đến các khách sạn trong nội ô thành phố như Hòa Bình, Bình Dân, Long Xuyên, Cửu Long... giá cả khá phải chăng, vào khoảng 200.000 một đêm. Nếu sang chảnh hơn thì bạn hãy tìm đến khách sạn ba sao Đông Xuyên với giá tầm 200.000 đến 600.000 một đêm.
Thẳng tiến thành phố Châu Đốc
Sau khi dạo chơi Long Xuyên, địa điểm tiếp theo bạn không thể bỏ qua đó là thành phố Châu Đốc, chúng ta có thể đến nơi bằng các xe khách phổ biến như Phương Trang, Hùng Cường, Kim Hương... với giá vé vào khoảng 40.000 đến 50.000 đồng. Hoặc đi xe máy theo quốc lộ 90 để đến Châu Đốc.
Thành phố Châu Đốc. (Ảnh: Internet)
Có rất phương tiên để dạo quanh thành phố Châu Đốc chẳng hạn như xe lôi, xe buýt, xe máy, taxi... Địa điểm đầu tiên mà chúng ta có thể đến tham quan là đình Châu Phú nằm trên đường Trần Hưng Đạo – Nguyễn Văn Thoại (phường Châu Phú A), thờ bài vị Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh, ông là người từng lập nhiều công lớn được các triều vua phong tặng danh hiệu: đô đốc thống chế dinh thần cơ, Thượng đẳng thần, khai quốc công thần, Lễ thành hầu…
Đình Châu Phú. (Ảnh: Internet)
Tiếp theo đó, bạn có thể đến tham quan Núi Sam, ngọn núi này không cao lắm, vào tầm 284m, có đường nhựa dài khoảng 5km cho xe chạy vòng quanh lên tận đỉnh núi. Núi Sam cùng các ngọn núi khác vùng Bảy Núi là những điểm nhấn tạo nên cảnh quan tự nhiên rất thơ mộng ở miền Tây Nam. Theo truyền thuyết, núi có nhiều linh hiển, nên người dân từ khắp nơi trên cả nước về đây cúng lễ rất đông. Vì đây là ngọn núi thiêng, nên có gần 200 ngôi đền, chùa, am, miếu nằm rải rác ở chân núi, sườn núi và cả trên đỉnh. Trên đỉnh núi có một pháo đài được xây dựng từ thời Pháp.
Quang cảnh núi Sam. (Ảnh: Internet)
Phong cảnh nhìn từ đỉnh núi Sam xuống. (Ảnh: Internet)
Ở ngã ba Núi Sam, có một ngôi chùa gọi là Tây An Cổ Tự. Chùa được xây dựng ở độ cao 284m so với mặt nước biển, theo lối chữ “tam”, kết hợp phong cách kiến trúc Ấn Độ và nghệ thuật Hồi giáo cùng kiến trúc chùa cổ của Việt Nam. Chùa Tây An không chỉ là một nơi hành hương, lễ bái, mà còn là một thắng cảnh du lịch nổi tiếng của An Giang.
Tây An Cổ Tự. (Ảnh: Internet)
Đến với núi Sam, chắc hẳn chúng ta không thể bỏ qua Miếu Bà Chúa Xứ. Tọa lạc dưới chân núi Sam, phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc. Miếu Bà được xây dựng với kiến trúc tháp dạng hoa sen nở với mái tam cấp ba tầng và ngói xanh cùng với các hoa văn đậm nét nghệ thuật. Mỗi năm, từ ngày 23 đến 27/4 âm lịch, người dân nơi đây nói riêng và du khách cả nước nói chung, tổ chức lễ hội Vía Bà nhằm cầu nguyện và tưởng nhớ công lao của người giúp dân dẹp loạn, ban mưa thuận gió hòa.
Bên trong Miếu Bà. (Ảnh: Internet)
Tượng Bà. (Ảnh: Internet)
Một góc khác của Miếu Bà. (Ảnh: Internet)
Tiếp theo, bạn có thể đến chùa Hang, nằm trên triền núi Sam, là danh lam của tỉnh An Giang và là một di tích lịch sử cấp quốc gia tại Việt Nam. Nằm tách rời với cụm di tích núi Sam, ở một nơi thanh tịnh, chùa Hang là nơi trang nghiêm cổ kính với nhiều giai thoại, truyền tụng từ đời này sang đời khác. Chùa được xây dựng vào khoảng năm 1840 – 1845. Từ vẻ đẹp sẵn có của thiên nhiên lại có thêm bàn tay của con người, chùa Hang đã trở thành một điểm tham quan hấp dẫn đối với khách du lịch.
Chùa Hang. (Ảnh: Internet)
Khuôn viên của chùa Hang. (Ảnh: Internet)
Hang động bên trong chùa. (Ảnh: Internet)
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham quan thêm một địa điểm nữa là rừng tràm Trà Sư. Đi về phía huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, bạn sẽ bắt gặp con đường đất đỏ dẫn vào rừng tràm Trà Sư,hai bên đường là những cánh đồng lúa ngút ngàn và những cây thốt nốt cao cao tỏa bóng như mê đắm, nhất là trong ánh hoàng hôn rực rỡ của miền nhiệt đới. Rừng tràm Trà Sư có màu xanh tươi mát đặc trưng cùng hệ động vật phong phú sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời dành cho bạn.
Màu xanh tươi mát của rừng tràm Trà Sư. (Ảnh: Internet)
Nếu vẫn còn thời gian, làng Chăm là một nơi khá thú vị dành cho những bạn muốn tìm hiểu những nền văn hóa khác nhau, chỉ cần qua chuyến phà Châu Giang hay Cồn Tiên là bạn đã đặt chân lên làng Chăm, nơi đây có 9 xóm Chăm với hơn 2.000 gia đình, trên 13 ngàn người sống tập trung thành những ấp hay liên ấp xen kẽ với người Kinh từ biên giới Campuchia chạy dài theo dòng sông Hậu và sông Khánh Bình hợp lưu ở Tam Giang (Châu Đốc) rồi đổ xuống đến xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú.
Kiến trúc những ngôi nhà của người Chăm. (Ảnh: Internet)
Sinh hoạt thường ngày của người Chăm. (Ảnh: Internet)
Thổ cẩm Châu Phong của đồng bào Chăm rất nổi tiếng. (Ảnh: Internet)
Người Chăm theo đạo Hồi, nên nơi đây có rất nhiều thánh đường và tiểu thánh đường; nổi bật nhất trong số đó là thánh đường Mubarak được công nhận là di sản quốc gia. Từ bến phà Châu Giang, bạn rẽ tay trái là có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của công trình này.
Thánh đường Mubarak. (Ảnh: Internet)
Và một thánh đường nổi tiếng nữa là Masjid Jamiul Azhar, thuộc địa phận xã Châu Phong. Được xây dựng từ năm 1959, thánh đường trải qua nhiều đợt trùng tu và lớn nhất là vào năm 2012. Với mái vòm, biểu tượng trăng lưỡi liềm và các kiến trúc rõ nét Hồi giáo, công trình này được coi là một trong những thánh đường Hồi giáo đẹp nhất Việt Nam.
Thánh đường Masjid Jamiul Azhar. (Ảnh: Internet)
Bên trong thánh đường. (Ảnh: Internet)
Thưởng thức những món ăn ngon
Đến Châu Đốc dĩ nhiên bạn không thể bỏ qua món ăn nổi tiếng ở đây là bún cá với những miếng cá lóc vàng ươm, chả lụa, thịt quay ăn kèm rau nhút cộng với nước chấm làm bằng mắm thắng đường và ớt, tạo nên một hương vị vô cùng độc đáo. Bạn có thể thưởng thức món ăn tại chợ Châu Đốc và một số hàng quán ở nội ô thành phố.
Bún cá Châu Đốc. (Ảnh: Internet)
Món thứ 2 bạn không thể bỏ qua chính là bánh bò thốt nốt, món ăn này có màu vàng ươm, nóng hổi xôm xốp lạ miệng, kết hợp với vị ngọt béo của đường, của dừa, hòa lẫn mùi thơm thoảng đặc trưng của đường thốt nốt xông lên tận mũi, sẽ là món ăn gây ngon khó quên cho thực khách.
Món bánh bò có màu vàng ươm bắt mắt. (Ảnh: Internet)
Một đặc sản tiếp theo bạn có thể mua về làm quà cho bạn bè chính là lạp xưởng bò, hay còn gọi là tùng lò mò. Món ăn này được làm từ ruột, mỡ, và đùi bắp bò đã được lóc từ xương. Sau khi khử mùi bằng rượu và gừng, hỗn hợp thịt bò được trộn theo tỷ lệ nhất định cùng với các loại gia vị cổ truyền của người Chăm.
Lạp xưởng bò. (Ảnh: Internet)
Và một đặc sản không thể nhắc đến nữa chính là mắm, mắm Châu Đốc có bán khắp nơi nhưng tập trung nhiều nhất là ở chợ Châu Đốc. Mắm có nhiều loại, tùy từng loại cá và cách thức chế biến mà người ta có thể xé nhỏ, để nguyên con, lóc lấy phi lê hoặc để cả xương. Một vài loại mắm dễ ăn mà bạn có thể mua tại chợ là mắm linh, mắm sặt, mắm lóc, mắm trèn, mắm rô, mắm chốt... và đặc biệt, ở Châu Đốc còn có khô cá tra phồng, thịt ngọt tự nhiên, lại được phơi khéo, canh vừa nắng nên thịt thơm béo, không bị tanh.
Một vài loại mắm ở Châu Đốc. (Ảnh: Internet)
Và khô cá tra. (Ảnh: Internet)
Ngoài ra bạn còn có thể thưởng thức một món ăn ngon khác là gỏi sầu đâu khô cá lóc. (Ảnh: Internet)
Vấn đề cuối cùng chính là nghỉ ngơi, khu vực trung tâm thành phố Châu Đốc có khá nhiều khách sạn với giá cả "tốt" như Victoria, Á Châu, Hàng Châu 2, Hòa Bình, Vĩnh Phước, Thuận Lợi... vào tầm 200.000 đến 300.000 một đêm. Hoặc nếu bạn nghỉ ngơi ở núi Sam thì có thể tham khảo các khách sạn sau như Bến Đá Núi Sam, Hoàng Mai, Hạ Long...
Chỉ với Long Xuyên và Châu Đốc thì thật sự vẫn chưa đủ, nhưng có thể nói hai thành phố này là nơi thể hiện những nét đặc trưng nhất rõ rệt nhất của An Giang. Những ngày Tết, nếu muốn có những trải nghiệm mới mẻ về miền đồng quê sau những bộn bề cuộc sống thì đây là một trong những địa điểm lí tưởng. Là vùng đất giao hòa giữa hiện đại và truyền thống, không đến mức tĩnh lặng nhưng cũng không ồn ào tập nập, An Giang như một bức tranh thu nhỏ của miền Tây Nam Bộ. Sự mộc mạc, giản dị cùng với tính cách con người thân thiện chất phát đã làm nên những nét hấp dẫn cho vùng đất này.
Nguồn: Internet
An Giang là một vùng đất mới được khai phá hơn 300 năm, tuy chưa "dày" lịch sử như nhiều vùng đất khác, nhưng nơi đây hội tụ nhiều nền văn hóa khác nhau, cảnh sắc thiên nhiên độc đáo cùng với phong cách ẩm thực khác biệt, tạo thành điểm nhấn nổi bật thu hút khách du lịch. Nếu cảm thấy mệt mỏi vì phố thị tất bật và xô bồ, bạn hãy thử về An Giang, nơi có những cánh đồng lúa bạt ngàn, xanh mướt cùng với bầu không khí thoáng đãng sẽ giúp bạn xua tan những muộn phiền trong lòng.
Vẻ nên thơ của những cánh đồng lúa ở An Giang. (Ảnh: Internet)
Làm cách nào để đến An Giang?
Có hai phương tiên để bạn đến được An Giang đó xe máy và xe khách.
Nếu đi xe khách bạn có thể chọn các hãng xe như Hùng Cường, Phương Trang, Huệ Nghĩa, giá vé vào khoảng 140.000 - 150.000 đồng, mất khoảng từ 5 đến 6 giờ đi đường.
Nếu đi xe máy, bạn đi đường Tân An đến ngã 3 Trung Lương thuộc địa phận Tiền Giang, sau đó chạy thẳng thêm 60km nữa là tới ngã 3 An Hữu (nếu quẹo phải là về Hồng Ngự Tam Nông có thể qua Long Xuyên - An Giang bằng phà Bắc Cao Lãnh) còn đi thẳng thì sẽ qua cầu Mỹ Thuận đổ hết dốc cầu quẹo phải là về Sa Đéc quẹo trái là đi Vĩnh Long . Cứ theo hướng Sa Đéc mà đi là sẽ gặp phà Bắc Vàm Cống hữu nghị Việt Nam - Đan Mạch . Qua phà xong quẹo phải đi 1 đoạn 50km là tới Thành phố Long Xuyên thuộc địa phận An Giang.
Long Xuyên có gì?
Điểm đến đầu tiên chính là Long Xuyên, đây là một thành phố của An Giang, bạn có thể ghé lại đây để nghỉ ngơi và tham qua một vài địa điểm nổi tiếng cũng như thưởng thức những món ăn ngon đặc trưng ở thành phố này.
Một góc thành phố Long Xuyên vào buổi sáng. (Ảnh: Internet)
Và khi đêm xuống. (Ảnh: Internet)
Có môt địa điểm mà bạn có thể đến và tham quan chính là khu tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng thuộc xã Mỹ Hòa Hưng, Long Xuyên, An Giang trên cù lao Ông Hổ. Tại đây có đền thờ, nhà lưu niệm và ngôi nhà gỗ nơi Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã sống thời thơ ấu.
Khu tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng. (Ảnh: Internet)
Phong cảnh bên trong khu tưởng niệm. (Ảnh: Internet)
Để đến được khu tưởng niệm bạn có thể đi bến phà Ô Môi nằm trên đường Phan Huy Chú, hoặc nếu bạn đi xe có trọng tải trên 10 người thì có thể đi từ bến phà Trà Ôn sang cù lao Ông Hổ.
Khu tưởng niệm này được xây dựng năm 1997, hoàng thành vào tháng 8/1998 nhân kỉ niệm ngày sinh thứ 110 của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, trên khuôn viên rộng 1.600 mét vuông, gần ngôi nhà cổ của gia đình bác. Đền thờ có kiến trúc cổ lầu tam cấp, các chi tiết bằng gỗ đều là gỗ quý. Vị trí trang trọng có tượng bán thân Chủ tịch Tôn Đức Thắng, phía trên bao lam là rồng cuốn thư mang dòng chữ vàng "Chủ tịch Tôn Đức Thắng", hai bên bao lam chạm hình cây trúc, phía dưới là cá chép đỡ bao lam. Xung quanh đền trang trí biểu tượng ngũ phúc (phúc, lộc, thọ, khang, ninh).
Ngôi nhà gỗ của gia đình Bác Tôn. (Ảnh: Internet)
Ngôi nhà cổ là nơi Chủ tịch đã sống thời thơ ấu, do thân sinh của bác là cụ Tôn Văn Đề xây dựng năm 1887. Kiến trúc hình chữ "Quốc", khung cột sàn nhà bằng gỗ, mái lợp ngói ống, ngang 12m, dài 13m. Phía sau ngôi nhà này có 4 ngôi mộ của thân phụ, thân mẫu và vợ chồng người em trai của Bác Tôn. Ngôi nhà này được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích quốc gia tháng 12/1989.
Đối diện với đền thờ là nhà lưu niệm, trưng bày hiện vật, tư liệu hình ảnh về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Tôn. Bước qua cửa có hai câu đối: "Tựa lưng Bảy Núi, uống nước Cửu Long, Mỹ Hòa Hưng ngời danh sứ sở - Khơi lửa Ba Son, kéo cờ Bắc Hải, Tôn Đức Thắng rạng tiếng non sông".
Ăn, uống, nghỉ ngơi tại Long Xuyên
Ẩm thực Long Xuyên vô cùng phong phú. Và cơm tấm nhuyễn chính là một trong những món ăn nổi tiếng ở đây. Khác với cơm tấm Sài Gòn với những lát thịt to, cơm tấm Long Xuyên có hạt nhuyễn, thịt nướng thái mỏng, điểm thêm bì và vài lát trứng kho, ăn kèm với dưa chua làm từ các loại rau như rau muống, ngó sen hoặc là cà rốt, cải trắng thái mỏng. Quán cơm tấm này nằm trên đường Bùi Thị Xuân, đối diện là báo An Giang, giá của một phần cơm là 17.000 đồng.
Một phần cơm tấm ở Long Xuyên. (Ảnh: Internet)
Nếu muốn ăn trưa, bạn hãy tìm đến quán bánh xèo nằm trên đường Lý Thường Kiệt, ngay góc chợ Mỹ Bình, giá mỗi một bánh là 12.000 đồng. Bánh xèo là món bánh đặc trưng của miền Tây Nam Bộ. Món ăn được chế biến từ các nguyên liệu vô cùng quen thuộc như bột, tôm, thịt, giá đỗ. Bánh phải được ăn vào lúc còn nóng, ăn kèm với nước chấm chua ngọt và các loại rau như rau diếp, húng quế, tía tô...
Bánh xèo. (Ảnh: Internet)
Và vào buổi tối bạn có thể đến thưởng thức món lẩu cháo cua đồng, đây là một món ăn mới lạ, mang hương vị đặc trưng của Long Xuyên. Món này ăn ngon nhất là lúc còn nóng, nhúng với các loại rau như mồng tơi, mướp... Lẩu cháo cua đồng thường được ăn kèm cùng trứng gà, trứng vịt lộn. Món ăn này được bán ở khu cư xá Sao Mai, phường Bình Khánh, giá khá rẻ, khoảng từ 70.000 - 80.000 đồng.
Lẩu cháo cua đồng.(Ảnh: Internet)
Một món lẩu ngon lành nữa mà bạn không thể bỏ qua chính là lẩu mắm, đây là một món ăn dân dã của miền tây . Một nồi lẩu mắm sẽ có thịt, tôm, mực, cá... được nấu bằng mắm cá linh, ăn kèm với các loại rau sống như điên điển, rau nhút, diếp cá, giá, hẹ... Ở Long Xuyên, nếu bạn muốn thưởng thức món ăn này thì hãy đến quán Lẩu Mắm Cây Dừa - 95 Trần Hưng Đạo, thành phố Long Xuyên (đối diện Metro Long Xuyên).
Lẩu mắm. (Ảnh: Internet)
Đây chỉ là một phần trong rất nhiều những quán ăn ngon ở Long Xuyên, bạn có thể tìm đến những địa điểm khác tùy theo sở thích cá nhân. Ngoài ra, thành phố Long Xuyên vừa khai trương khu trung tâm mua sắm Vincom, trên đường Trần Hưng Đạo, phường Mỹ Bình, tại đây có một số nhà hàng nổi tiếng như Gogi, King BBQ, Kichi Kichi... bạn hãy tìm đến đây để ăn uống nếu cảm thấy món ăn miền Tây không hợp khẩu vị.
Vincom Long Xuyên. (Ảnh: Internet)
Nếu muốn nghỉ ngơi, chúng ta có thể tìm đến các khách sạn trong nội ô thành phố như Hòa Bình, Bình Dân, Long Xuyên, Cửu Long... giá cả khá phải chăng, vào khoảng 200.000 một đêm. Nếu sang chảnh hơn thì bạn hãy tìm đến khách sạn ba sao Đông Xuyên với giá tầm 200.000 đến 600.000 một đêm.
Thẳng tiến thành phố Châu Đốc
Sau khi dạo chơi Long Xuyên, địa điểm tiếp theo bạn không thể bỏ qua đó là thành phố Châu Đốc, chúng ta có thể đến nơi bằng các xe khách phổ biến như Phương Trang, Hùng Cường, Kim Hương... với giá vé vào khoảng 40.000 đến 50.000 đồng. Hoặc đi xe máy theo quốc lộ 90 để đến Châu Đốc.
Thành phố Châu Đốc. (Ảnh: Internet)
Có rất phương tiên để dạo quanh thành phố Châu Đốc chẳng hạn như xe lôi, xe buýt, xe máy, taxi... Địa điểm đầu tiên mà chúng ta có thể đến tham quan là đình Châu Phú nằm trên đường Trần Hưng Đạo – Nguyễn Văn Thoại (phường Châu Phú A), thờ bài vị Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh, ông là người từng lập nhiều công lớn được các triều vua phong tặng danh hiệu: đô đốc thống chế dinh thần cơ, Thượng đẳng thần, khai quốc công thần, Lễ thành hầu…
Đình Châu Phú. (Ảnh: Internet)
Tiếp theo đó, bạn có thể đến tham quan Núi Sam, ngọn núi này không cao lắm, vào tầm 284m, có đường nhựa dài khoảng 5km cho xe chạy vòng quanh lên tận đỉnh núi. Núi Sam cùng các ngọn núi khác vùng Bảy Núi là những điểm nhấn tạo nên cảnh quan tự nhiên rất thơ mộng ở miền Tây Nam. Theo truyền thuyết, núi có nhiều linh hiển, nên người dân từ khắp nơi trên cả nước về đây cúng lễ rất đông. Vì đây là ngọn núi thiêng, nên có gần 200 ngôi đền, chùa, am, miếu nằm rải rác ở chân núi, sườn núi và cả trên đỉnh. Trên đỉnh núi có một pháo đài được xây dựng từ thời Pháp.
Quang cảnh núi Sam. (Ảnh: Internet)
Phong cảnh nhìn từ đỉnh núi Sam xuống. (Ảnh: Internet)
Ở ngã ba Núi Sam, có một ngôi chùa gọi là Tây An Cổ Tự. Chùa được xây dựng ở độ cao 284m so với mặt nước biển, theo lối chữ “tam”, kết hợp phong cách kiến trúc Ấn Độ và nghệ thuật Hồi giáo cùng kiến trúc chùa cổ của Việt Nam. Chùa Tây An không chỉ là một nơi hành hương, lễ bái, mà còn là một thắng cảnh du lịch nổi tiếng của An Giang.
Tây An Cổ Tự. (Ảnh: Internet)
Đến với núi Sam, chắc hẳn chúng ta không thể bỏ qua Miếu Bà Chúa Xứ. Tọa lạc dưới chân núi Sam, phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc. Miếu Bà được xây dựng với kiến trúc tháp dạng hoa sen nở với mái tam cấp ba tầng và ngói xanh cùng với các hoa văn đậm nét nghệ thuật. Mỗi năm, từ ngày 23 đến 27/4 âm lịch, người dân nơi đây nói riêng và du khách cả nước nói chung, tổ chức lễ hội Vía Bà nhằm cầu nguyện và tưởng nhớ công lao của người giúp dân dẹp loạn, ban mưa thuận gió hòa.
Bên trong Miếu Bà. (Ảnh: Internet)
Tượng Bà. (Ảnh: Internet)
Một góc khác của Miếu Bà. (Ảnh: Internet)
Tiếp theo, bạn có thể đến chùa Hang, nằm trên triền núi Sam, là danh lam của tỉnh An Giang và là một di tích lịch sử cấp quốc gia tại Việt Nam. Nằm tách rời với cụm di tích núi Sam, ở một nơi thanh tịnh, chùa Hang là nơi trang nghiêm cổ kính với nhiều giai thoại, truyền tụng từ đời này sang đời khác. Chùa được xây dựng vào khoảng năm 1840 – 1845. Từ vẻ đẹp sẵn có của thiên nhiên lại có thêm bàn tay của con người, chùa Hang đã trở thành một điểm tham quan hấp dẫn đối với khách du lịch.
Chùa Hang. (Ảnh: Internet)
Khuôn viên của chùa Hang. (Ảnh: Internet)
Hang động bên trong chùa. (Ảnh: Internet)
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham quan thêm một địa điểm nữa là rừng tràm Trà Sư. Đi về phía huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, bạn sẽ bắt gặp con đường đất đỏ dẫn vào rừng tràm Trà Sư,hai bên đường là những cánh đồng lúa ngút ngàn và những cây thốt nốt cao cao tỏa bóng như mê đắm, nhất là trong ánh hoàng hôn rực rỡ của miền nhiệt đới. Rừng tràm Trà Sư có màu xanh tươi mát đặc trưng cùng hệ động vật phong phú sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời dành cho bạn.
Màu xanh tươi mát của rừng tràm Trà Sư. (Ảnh: Internet)
Nếu vẫn còn thời gian, làng Chăm là một nơi khá thú vị dành cho những bạn muốn tìm hiểu những nền văn hóa khác nhau, chỉ cần qua chuyến phà Châu Giang hay Cồn Tiên là bạn đã đặt chân lên làng Chăm, nơi đây có 9 xóm Chăm với hơn 2.000 gia đình, trên 13 ngàn người sống tập trung thành những ấp hay liên ấp xen kẽ với người Kinh từ biên giới Campuchia chạy dài theo dòng sông Hậu và sông Khánh Bình hợp lưu ở Tam Giang (Châu Đốc) rồi đổ xuống đến xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú.
Kiến trúc những ngôi nhà của người Chăm. (Ảnh: Internet)
Sinh hoạt thường ngày của người Chăm. (Ảnh: Internet)
Thổ cẩm Châu Phong của đồng bào Chăm rất nổi tiếng. (Ảnh: Internet)
Người Chăm theo đạo Hồi, nên nơi đây có rất nhiều thánh đường và tiểu thánh đường; nổi bật nhất trong số đó là thánh đường Mubarak được công nhận là di sản quốc gia. Từ bến phà Châu Giang, bạn rẽ tay trái là có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của công trình này.
Thánh đường Mubarak. (Ảnh: Internet)
Và một thánh đường nổi tiếng nữa là Masjid Jamiul Azhar, thuộc địa phận xã Châu Phong. Được xây dựng từ năm 1959, thánh đường trải qua nhiều đợt trùng tu và lớn nhất là vào năm 2012. Với mái vòm, biểu tượng trăng lưỡi liềm và các kiến trúc rõ nét Hồi giáo, công trình này được coi là một trong những thánh đường Hồi giáo đẹp nhất Việt Nam.
Thánh đường Masjid Jamiul Azhar. (Ảnh: Internet)
Bên trong thánh đường. (Ảnh: Internet)
Thưởng thức những món ăn ngon
Đến Châu Đốc dĩ nhiên bạn không thể bỏ qua món ăn nổi tiếng ở đây là bún cá với những miếng cá lóc vàng ươm, chả lụa, thịt quay ăn kèm rau nhút cộng với nước chấm làm bằng mắm thắng đường và ớt, tạo nên một hương vị vô cùng độc đáo. Bạn có thể thưởng thức món ăn tại chợ Châu Đốc và một số hàng quán ở nội ô thành phố.
Bún cá Châu Đốc. (Ảnh: Internet)
Món thứ 2 bạn không thể bỏ qua chính là bánh bò thốt nốt, món ăn này có màu vàng ươm, nóng hổi xôm xốp lạ miệng, kết hợp với vị ngọt béo của đường, của dừa, hòa lẫn mùi thơm thoảng đặc trưng của đường thốt nốt xông lên tận mũi, sẽ là món ăn gây ngon khó quên cho thực khách.
Món bánh bò có màu vàng ươm bắt mắt. (Ảnh: Internet)
Một đặc sản tiếp theo bạn có thể mua về làm quà cho bạn bè chính là lạp xưởng bò, hay còn gọi là tùng lò mò. Món ăn này được làm từ ruột, mỡ, và đùi bắp bò đã được lóc từ xương. Sau khi khử mùi bằng rượu và gừng, hỗn hợp thịt bò được trộn theo tỷ lệ nhất định cùng với các loại gia vị cổ truyền của người Chăm.
Lạp xưởng bò. (Ảnh: Internet)
Và một đặc sản không thể nhắc đến nữa chính là mắm, mắm Châu Đốc có bán khắp nơi nhưng tập trung nhiều nhất là ở chợ Châu Đốc. Mắm có nhiều loại, tùy từng loại cá và cách thức chế biến mà người ta có thể xé nhỏ, để nguyên con, lóc lấy phi lê hoặc để cả xương. Một vài loại mắm dễ ăn mà bạn có thể mua tại chợ là mắm linh, mắm sặt, mắm lóc, mắm trèn, mắm rô, mắm chốt... và đặc biệt, ở Châu Đốc còn có khô cá tra phồng, thịt ngọt tự nhiên, lại được phơi khéo, canh vừa nắng nên thịt thơm béo, không bị tanh.
Một vài loại mắm ở Châu Đốc. (Ảnh: Internet)
Và khô cá tra. (Ảnh: Internet)
Ngoài ra bạn còn có thể thưởng thức một món ăn ngon khác là gỏi sầu đâu khô cá lóc. (Ảnh: Internet)
Vấn đề cuối cùng chính là nghỉ ngơi, khu vực trung tâm thành phố Châu Đốc có khá nhiều khách sạn với giá cả "tốt" như Victoria, Á Châu, Hàng Châu 2, Hòa Bình, Vĩnh Phước, Thuận Lợi... vào tầm 200.000 đến 300.000 một đêm. Hoặc nếu bạn nghỉ ngơi ở núi Sam thì có thể tham khảo các khách sạn sau như Bến Đá Núi Sam, Hoàng Mai, Hạ Long...
Chỉ với Long Xuyên và Châu Đốc thì thật sự vẫn chưa đủ, nhưng có thể nói hai thành phố này là nơi thể hiện những nét đặc trưng nhất rõ rệt nhất của An Giang. Những ngày Tết, nếu muốn có những trải nghiệm mới mẻ về miền đồng quê sau những bộn bề cuộc sống thì đây là một trong những địa điểm lí tưởng. Là vùng đất giao hòa giữa hiện đại và truyền thống, không đến mức tĩnh lặng nhưng cũng không ồn ào tập nập, An Giang như một bức tranh thu nhỏ của miền Tây Nam Bộ. Sự mộc mạc, giản dị cùng với tính cách con người thân thiện chất phát đã làm nên những nét hấp dẫn cho vùng đất này.
Nguồn: Internet