Đặc sản Tết có giá tiền triệu
Cá kho vốn được cho là món ăn bình dị, dân dã ở các gia đình từ nông thôn đến thành thị, thế nhưng món cá kho của làng Nhân Hậu, Hà Nam có lẽ lại là ngoại lệ với mức giá "khủng", dao động từ 600 ngàn cho đến khoảng 2 triệu đồng cho niêu cá có trọng lượng từ 1kg đến gần 7kg.
Nội dung bài viết
Cá kho niêu đất làng Nhân Hậu, gà Đông Tảo, thịt trâu bò gác bếp… là những đặc sản cực đắt khách dù giá trung bình đều ở mức tiền triệu.
Cá kho niêu đất làng Nhân Hậu
Cá kho vốn được cho là món ăn bình dị, dân dã ở các gia đình từ nông thôn đến thành thị, thế nhưng món cá kho của làng Nhân Hậu, Hà Nam có lẽ lại là ngoại lệ với mức giá "khủng", dao động từ 600 ngàn cho đến khoảng 2 triệu đồng cho niêu cá có trọng lượng từ 1kg đến gần 7kg.
Ảnh: Baodatviet
Sở dĩ giá cao như vậy vì món cá kho của làng làm rất cầu kỳ, từ khâu chọn cá, khâu tẩm ướp, chọn củi đun và canh lửa. Cá để kho thường là cá trắm đen loại to được đặt riêng, riêng chuyện kho cá cũng rất công phu do phải đun từ gỗ nhãn và trấu trong khoảng 9 đến 12 tiếng liên tục mới hoàn tất.
Ảnh: Zing
Công phu là thế nên khi mở niêu cá, bạn sẽ thấy miếng cá thành phẩm khô lại có màu nâu tuyệt đẹp. Niêu cá kho ở đây không phải bỏ đi bất cứ thứ gì. Thịt cá thì mềm ngọt, chắc, phần xương mềm tan. Vào ngày Tết, khi mỗi bữa ăn đều tràn ngập các loại thịt, giò chả, nhiều người lại càng muốn mua được niêu cá kho ngon để đổi vị. Bởi thế, dù có giá lên tới tiền triệu nhưng khách vẫn nườm nượp đặt hàng và lượng cá kho của làng vẫn không đủ để cung ứng ra thị trường.
Gà Đông Tảo (Đông Cảo)
Gà Đông Tảo hay gà Đông Cảo là giống gà đặc sản của xã Đông Tảo thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Là một trong những đặc sản tiến vua lừng danh của Việt Nam nên chẳng có gì dáng ngạc nhiên khi giá của giống gà này rất đắt đỏ. Gà Đông Tảo được chia làm hai loại là gà thịt và gà biếu. Gà thịt dưới 3kg giá 300 ngàn/kg, từ 3,5 - 4,5kg giá từ 400 ngàn đến 500 ngàn/kg. Còn gà Đông Tảo biếu đắt hơn hẳn, giá từ 3 đến 4 triệu một con nặng khoảng 3,5 - 4,5kg, những con nặng 4,5 - 5,5kg có thể lên tới 7 - 8 triệu đồng, thậm chí có những con gà có giá tới hàng chục triệu.
Con gà này có giá 8 triệu đồng.
Tuy đắt là thế nhưng với những người sành ăn thì loại gà này được xếp vào hàng "đắt xắt ra miếng", bởi thịt gà chắc, giòn, thơm, lại có thể chế biến được nhiều món. Ngoài món hấp, nướng thông thường, gà Đông Tảo còn chế biến được thành nhiều món lạ như da gà có thể thái chỉ xào lá chanh, da gà trộn thính ăn kèm rau mùi, đinh lăng, lá sung; đùi gà hấp, ăn kèm với lá mơ, mắm tôm. Đặc biệt phần chân tuy xấu xí nhưng lại là bộ phận đắt giá nhất của con gà, khi gặm những "vảy rồng" trên ở chân gà, bạn sẽ thấy vị giòn, dai vô cùng đặc biệt mà không loại gà nào khác có được.
Dù là người ăn khỏe thì "xơi" xong cặp chân gà Đông Tảo này cũng đủ no.
Thịt gác bếp
Với người dân Hà Giang, món trâu khô hay thịt trâu gác bếp này ngày nay không chỉ là món ăn ngon trong bữa cơm thường ngày nữa mà đã trở thành một mặt hàng đặc sản được giới thiệu với du khách thập phương.
Thịt để làm thịt gác bếp phải là thịt ngon, khi làm, người ta lóc các thớ thịt ra thành từng miếng kiểu con chì rồi tẩm ướp cả loại gia vị như muối , gừng, ớt, tiêu rừng rồi xâu vào dây, mắc trên giàn bếp, hun khói từ củi cây rừng. Gác bếp suốt hai tháng liền, khối thịt trâu ám khói đen và khô lại, thấm hết mọi gia vị vào trong.
Ảnh: Khỏe&đẹp
Với món trâu gác bếp, ăn tới đâu người ta mới lấy xuống tới đó nướng và xé nhỏ nhỏ ăn. Trâu gác bếp dù để cho các bà, các chị lai rai ăn vặt hay để đấng mày râu đưa cay đều rất hợp bởi vậy vào dịp năm hết tết đến, món này được rất nhiều người săn lùng. Món ăn đặc sản này có giá khoảng 800 ngàn đến 1 triệu/ kg và sẽ dự báo sẽ còn tăng hơn nữa vào dịp sát Tết.
Thịt trâu gác bếp là đặc sản của bà con dân tộc vùng cao - Ảnh: Khỏe&đẹp
Tỏi đơn côi Lý Sơn
Có lẽ muốn chuẩn bị một cái Tết tươm tất nhất nên không chỉ đồ ăn mà cả các loại phụ gia, gia vị cũng rất được săn đón. Bởi thế, tỏi đơn côi - đặc sản của Lý Sơn bỗng tăng giá từ khoảng 800 ngàn đồng/ kg lên đến khoảng 2 triệu đồng/ kg mà còn đang hứa hẹn sẽ cháy hàng.
Ảnh: nongsanbaominh
Tỏi cô đơn hay tỏi mồ côi là loại tỏi quý của đảo Lý Sơn nói riêng và của Việt Nam nói chung bởi một củ chỉ có duy nhất một tép, tập trung tất cả chất dinh dưỡng của cây tỏi. Loại tỏi này không chỉ để dùng nấu ăn mà còn có thể dùng để ngâm rượu hay phòng ngừa bệnh tật.
Trà đinh Tân Cương, Thái Nguyên
Mời khách dùng trà là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, điều này càng được chú trọng hơn trong dịp Tết đến xuân về, khi gia đình, bạn bè có dịp hội ngộ, gửi đến nhau những lời chúc đầu năm tốt đẹp nhất. Bởi thế chẳng có gì khó hiểu khi người người, nhà nhà đều săn tìm các loại trà thật ngon trước để đãi khách, sau để nhà dùng.
Ảnh: Tancuongxanh
Một trong các loại trà được nhiều người săn lùng trong dịp Tết là chè đinh Tân Cương Thái Nguyên. Để làm ra được loại chè hảo hạng này, ngoài chọn giống chè ngon, được chăm sóc kỹ, người đi hái chè còn phải chọn từng búp chè mới nhú và hái theo quy chuẩn 1 tôm 2 lá vào lúc sáng sớm khi chè đang hứng sương. Bởi yêu cầu đầu vào đã cao như thế nên phải cần đến 10 cân búp chè mới làm nên được một cân chè đinh.
Ảnh: chetancuong
Khâu nguyên liệu đã tỉ mẩn như thế, khâu chế biến lại càng đòi hỏi sự kỹ càng. Không phải ai cũng có thể sao được chè đinh, bởi để làm được ra loại chè hảo hạng này, người sao chè cần có kinh nghiệm và kỹ năng để biến những búp chè nhỏ thành những chiếc đinh xoắn vân, khô giòn thơm nức. Kì công là thế nên loại chè Tân Cương này giá không hề rẻ, khoảng 3,5 triệu đến 4 triệu đồng/ kg, nhưng bù lại uống tách trà như thế bạn sẽ thưởng thức cái "tiền chát hậu ngọt" đặc trưng của trà ngon.
Cá kho niêu đất làng Nhân Hậu
Cá kho vốn được cho là món ăn bình dị, dân dã ở các gia đình từ nông thôn đến thành thị, thế nhưng món cá kho của làng Nhân Hậu, Hà Nam có lẽ lại là ngoại lệ với mức giá "khủng", dao động từ 600 ngàn cho đến khoảng 2 triệu đồng cho niêu cá có trọng lượng từ 1kg đến gần 7kg.
Ảnh: Baodatviet
Sở dĩ giá cao như vậy vì món cá kho của làng làm rất cầu kỳ, từ khâu chọn cá, khâu tẩm ướp, chọn củi đun và canh lửa. Cá để kho thường là cá trắm đen loại to được đặt riêng, riêng chuyện kho cá cũng rất công phu do phải đun từ gỗ nhãn và trấu trong khoảng 9 đến 12 tiếng liên tục mới hoàn tất.
Ảnh: Zing
Công phu là thế nên khi mở niêu cá, bạn sẽ thấy miếng cá thành phẩm khô lại có màu nâu tuyệt đẹp. Niêu cá kho ở đây không phải bỏ đi bất cứ thứ gì. Thịt cá thì mềm ngọt, chắc, phần xương mềm tan. Vào ngày Tết, khi mỗi bữa ăn đều tràn ngập các loại thịt, giò chả, nhiều người lại càng muốn mua được niêu cá kho ngon để đổi vị. Bởi thế, dù có giá lên tới tiền triệu nhưng khách vẫn nườm nượp đặt hàng và lượng cá kho của làng vẫn không đủ để cung ứng ra thị trường.
Gà Đông Tảo (Đông Cảo)
Gà Đông Tảo hay gà Đông Cảo là giống gà đặc sản của xã Đông Tảo thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Là một trong những đặc sản tiến vua lừng danh của Việt Nam nên chẳng có gì dáng ngạc nhiên khi giá của giống gà này rất đắt đỏ. Gà Đông Tảo được chia làm hai loại là gà thịt và gà biếu. Gà thịt dưới 3kg giá 300 ngàn/kg, từ 3,5 - 4,5kg giá từ 400 ngàn đến 500 ngàn/kg. Còn gà Đông Tảo biếu đắt hơn hẳn, giá từ 3 đến 4 triệu một con nặng khoảng 3,5 - 4,5kg, những con nặng 4,5 - 5,5kg có thể lên tới 7 - 8 triệu đồng, thậm chí có những con gà có giá tới hàng chục triệu.
Con gà này có giá 8 triệu đồng.
Tuy đắt là thế nhưng với những người sành ăn thì loại gà này được xếp vào hàng "đắt xắt ra miếng", bởi thịt gà chắc, giòn, thơm, lại có thể chế biến được nhiều món. Ngoài món hấp, nướng thông thường, gà Đông Tảo còn chế biến được thành nhiều món lạ như da gà có thể thái chỉ xào lá chanh, da gà trộn thính ăn kèm rau mùi, đinh lăng, lá sung; đùi gà hấp, ăn kèm với lá mơ, mắm tôm. Đặc biệt phần chân tuy xấu xí nhưng lại là bộ phận đắt giá nhất của con gà, khi gặm những "vảy rồng" trên ở chân gà, bạn sẽ thấy vị giòn, dai vô cùng đặc biệt mà không loại gà nào khác có được.
Dù là người ăn khỏe thì "xơi" xong cặp chân gà Đông Tảo này cũng đủ no.
Thịt gác bếp
Với người dân Hà Giang, món trâu khô hay thịt trâu gác bếp này ngày nay không chỉ là món ăn ngon trong bữa cơm thường ngày nữa mà đã trở thành một mặt hàng đặc sản được giới thiệu với du khách thập phương.
Thịt để làm thịt gác bếp phải là thịt ngon, khi làm, người ta lóc các thớ thịt ra thành từng miếng kiểu con chì rồi tẩm ướp cả loại gia vị như muối , gừng, ớt, tiêu rừng rồi xâu vào dây, mắc trên giàn bếp, hun khói từ củi cây rừng. Gác bếp suốt hai tháng liền, khối thịt trâu ám khói đen và khô lại, thấm hết mọi gia vị vào trong.
Ảnh: Khỏe&đẹp
Với món trâu gác bếp, ăn tới đâu người ta mới lấy xuống tới đó nướng và xé nhỏ nhỏ ăn. Trâu gác bếp dù để cho các bà, các chị lai rai ăn vặt hay để đấng mày râu đưa cay đều rất hợp bởi vậy vào dịp năm hết tết đến, món này được rất nhiều người săn lùng. Món ăn đặc sản này có giá khoảng 800 ngàn đến 1 triệu/ kg và sẽ dự báo sẽ còn tăng hơn nữa vào dịp sát Tết.
Thịt trâu gác bếp là đặc sản của bà con dân tộc vùng cao - Ảnh: Khỏe&đẹp
Tỏi đơn côi Lý Sơn
Có lẽ muốn chuẩn bị một cái Tết tươm tất nhất nên không chỉ đồ ăn mà cả các loại phụ gia, gia vị cũng rất được săn đón. Bởi thế, tỏi đơn côi - đặc sản của Lý Sơn bỗng tăng giá từ khoảng 800 ngàn đồng/ kg lên đến khoảng 2 triệu đồng/ kg mà còn đang hứa hẹn sẽ cháy hàng.
Ảnh: nongsanbaominh
Tỏi cô đơn hay tỏi mồ côi là loại tỏi quý của đảo Lý Sơn nói riêng và của Việt Nam nói chung bởi một củ chỉ có duy nhất một tép, tập trung tất cả chất dinh dưỡng của cây tỏi. Loại tỏi này không chỉ để dùng nấu ăn mà còn có thể dùng để ngâm rượu hay phòng ngừa bệnh tật.
Trà đinh Tân Cương, Thái Nguyên
Mời khách dùng trà là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, điều này càng được chú trọng hơn trong dịp Tết đến xuân về, khi gia đình, bạn bè có dịp hội ngộ, gửi đến nhau những lời chúc đầu năm tốt đẹp nhất. Bởi thế chẳng có gì khó hiểu khi người người, nhà nhà đều săn tìm các loại trà thật ngon trước để đãi khách, sau để nhà dùng.
Ảnh: Tancuongxanh
Một trong các loại trà được nhiều người săn lùng trong dịp Tết là chè đinh Tân Cương Thái Nguyên. Để làm ra được loại chè hảo hạng này, ngoài chọn giống chè ngon, được chăm sóc kỹ, người đi hái chè còn phải chọn từng búp chè mới nhú và hái theo quy chuẩn 1 tôm 2 lá vào lúc sáng sớm khi chè đang hứng sương. Bởi yêu cầu đầu vào đã cao như thế nên phải cần đến 10 cân búp chè mới làm nên được một cân chè đinh.
Ảnh: chetancuong
Khâu nguyên liệu đã tỉ mẩn như thế, khâu chế biến lại càng đòi hỏi sự kỹ càng. Không phải ai cũng có thể sao được chè đinh, bởi để làm được ra loại chè hảo hạng này, người sao chè cần có kinh nghiệm và kỹ năng để biến những búp chè nhỏ thành những chiếc đinh xoắn vân, khô giòn thơm nức. Kì công là thế nên loại chè Tân Cương này giá không hề rẻ, khoảng 3,5 triệu đến 4 triệu đồng/ kg, nhưng bù lại uống tách trà như thế bạn sẽ thưởng thức cái "tiền chát hậu ngọt" đặc trưng của trà ngon.
Tin Update
- 27/01/15 15:55 "Bên Nhau Trọn Đời": Những câu nói "đốn tim" của nam thần Hà Dĩ Thâm
- 27/01/15 11:54 Nàng người lùn 1m19 vẫn tìm được tình yêu đích thực với hôn phu 1m83
- 27/01/15 11:51 Hai nam thanh niên vác 1,5 tạ tiền xu... đi mua ô tô
- 27/01/15 11:45 Đón xuân về: F5 phòng khách với những phụ kiện đẹp và tươi mới