Hòn đá kì lạ này có thể phát ra sóng Wi-Fi
Nhìn bề ngoài bình thường như bao hòn đá khác nhưng khi đốt nóng, nó có thể tạo ra sóng Wi-Fi để điện thoại, máy tính bảng... kết nối và truy cập Internet.
Nội dung bài viết
Nhìn bề ngoài bình thường như bao hòn đá khác nhưng khi đốt nóng, nó có thể tạo ra sóng Wi-Fi đấy!
Được đặt tên là “Giữ mạng” (Keepalive), hòn đá kì lạ này có thể phát ra sóng Wi-Fi để điện thoại, máy tính bảng... kết nối và truy cập Internet. Tuy nhiên, bạn chỉ làm được điều đó khi đốt lửa vào tảng đá bởi nếu không, sẽ không có điều gì xảy ra.
Chắc hẳn bạn sẽ có ngay trong đầu câu hỏi? Tại sao viên đá lại có thể phát ra sóng Wi-Fi, liệu có điều gì đó bí mật chăng? Hay tạo hóa có thể tạo ra viên đá thần kì như vậy?
Rất tiếc là không, bởi đây là tác phẩm của một nghệ sĩ đến từ thủ đô Berlin - anh Aram Bartholl. “Keepalive là sự kết hợp tương phản giữa yếu tố sinh tồn xưa và nay”, Aram cho biết.
Cụ thể, anh Aram giải thích rằng viên đá đã được anh truyền vào cảm hứng: kết hợp các phương thức sinh tồn cổ đại và hiện đại. “Tôi nảy sinh ý tưởng này sau khi chứng kiến bếp BioLite – loại bếp có thể vận hành trong thời gian xảy ra bão Sandy mà không cần sử dụng tới điện. Khi không có điện sẵn, ắt hẳn người ta sẽ sử dụng đến các phương thức khác để tạo ra nó”, nghệ sĩ trẻ tiết lộ.
Từ đó, anh bắt tay vào chế tác viên đá. Bên ngoài, nó có ngoại hình không khác bình thường nhưng bên trong là chiếc máy phát điện nhỏ, biến nhiệt năng thành điện năng. Dòng điện này sẽ được dùng để chạy chiếc modem Wi-Fi được đặt bên cạnh.
“Khi tham quan bảo tàng, chúng tôi muốn mọi người phải tự mình thể hiện một số bản năng sinh tồn cơ bản mà người xưa để lại. Vào đây, bạn sẽ không thể sử dụng Internet, trừ khi tự tay đốt lửa”, Aram nhấn mạnh.
Bên cạnh kết nối Wi-Fi, tảng đá này còn cho phép tải về các thông tin về cách sinh tồn nếu không có phương tiện hiện đại thông qua một phần mềm tự viết có tên Piratebox, lưu trữ trong USB dung lượng lớn. “Thỉnh thoảng, cũng có nhiều khách tham quan tải lên các tập tin nhưng chúng tôi hoan nghênh điều đó, miễn là nó có ích. Tất nhiên, các tập tin virus, phần mềm độc hại... sẽ bị ngăn chặn”, Aram nói.
Nghệ sĩ này cũng kì vọng rằng tảng đá này sẽ là công cụ hữu ích nếu như tận thế xảy ra. “Nếu ai đó sống sót sau tận thế, hoặc tảng đá lưu lạc vào một nền văn minh nào đó ngoài Trái đất, họ biết nên phải làm gì để tạo ra điện”, anh nói thêm.
Trong tương lai, Aram kì vọng sẽ tạo ra một hệ thống mạng chia sẻ thông tin hoành tráng nhất hành tinh gồm những ổ đĩa USB cài vào khắp các tòa nhà trên thế giới.
Nguồn: Internet
Viên đá có bề ngoài bình thường... |
Chắc hẳn bạn sẽ có ngay trong đầu câu hỏi? Tại sao viên đá lại có thể phát ra sóng Wi-Fi, liệu có điều gì đó bí mật chăng? Hay tạo hóa có thể tạo ra viên đá thần kì như vậy?
...nhưng khi đốt lửa lên... |
Cụ thể, anh Aram giải thích rằng viên đá đã được anh truyền vào cảm hứng: kết hợp các phương thức sinh tồn cổ đại và hiện đại. “Tôi nảy sinh ý tưởng này sau khi chứng kiến bếp BioLite – loại bếp có thể vận hành trong thời gian xảy ra bão Sandy mà không cần sử dụng tới điện. Khi không có điện sẵn, ắt hẳn người ta sẽ sử dụng đến các phương thức khác để tạo ra nó”, nghệ sĩ trẻ tiết lộ.
...nó có thể phát Wi-Fi... |
“Khi tham quan bảo tàng, chúng tôi muốn mọi người phải tự mình thể hiện một số bản năng sinh tồn cơ bản mà người xưa để lại. Vào đây, bạn sẽ không thể sử dụng Internet, trừ khi tự tay đốt lửa”, Aram nhấn mạnh.
Bên cạnh kết nối Wi-Fi, tảng đá này còn cho phép tải về các thông tin về cách sinh tồn nếu không có phương tiện hiện đại thông qua một phần mềm tự viết có tên Piratebox, lưu trữ trong USB dung lượng lớn. “Thỉnh thoảng, cũng có nhiều khách tham quan tải lên các tập tin nhưng chúng tôi hoan nghênh điều đó, miễn là nó có ích. Tất nhiên, các tập tin virus, phần mềm độc hại... sẽ bị ngăn chặn”, Aram nói.
...để kết nối Internet. |
Trong tương lai, Aram kì vọng sẽ tạo ra một hệ thống mạng chia sẻ thông tin hoành tráng nhất hành tinh gồm những ổ đĩa USB cài vào khắp các tòa nhà trên thế giới.
Nguồn: Internet