Jack Ma: “Kiếm tiền thì dễ, tiêu tiền mới khó”
Theo nhà sáng lập kiêm lãnh đạo tập đoàn Alibaba, đối với một quốc gia đang phát triển thì đem tiền đi đầu tư bao giờ cũng tốt hơn đi quyên góp! Từng tuyên bố mình rất sợ phát biểu trước...
Nội dung bài viết
Theo nhà sáng lập kiêm lãnh đạo tập đoàn alibaba , đối với một quốc gia đang phát triển thì đem tiền đi đầu tư bao giờ cũng tốt hơn đi quyên góp!
Từng tuyên bố mình rất sợ phát biểu trước đám đông song dạo gần đây, ông jack ma lại rất tích cực “cầm míc” và chia sẻ những quan điểm của mình. Thứ ba vừa qua, ông dự lễ khai giảng khóa đào tạo MBA của Đại học Bắc Kinh và bàn về câu chuyện của đầu tư và từ thiện, của lòng nhân đạo và cách tiếp cận các chương trình nhân đạo một cách hiệu quả nhất.
Sau vụ nổ lớn ở Thiên Tân khiến nhiều người thiệt mạng và mất tích, ông Mã gần như bị “bủa vây” với các quỹ, các tổ chức, các hội đoàn kêu gọi ông đóng góp tiền của để hỗ trợ. Không phản đối hành động tương thân tương ái này, song ông Mã cũng tranh biện rằng tronh bối cảnh một quốc gia đang phát triển, đầu tư luôn tốt hơn quyên góp, bởi chỉ đầu tư mới tạo ra việc làm và những giá trị của cải vật chất vững bền.
Jack Ma cũng khẳng định ở Trung Quốc, việc thực hiện quyên góp hay làm từ thiện thực ra rất khó khăn, bởi đôi khi chúng ta không rõ chúng ta nên hỗ trợ cho ai và thông qua nguồn nào. Trong khi đó, cơ sở hạ tầng tại Trung Quốc nhìn chung vẫn còn nhiều yếu kém, các chương trình đào tạo nhân tài và khung pháp lý thỏa đáng lại thiếu hụt, vậy nên khó lòng đảm bảo hiệu quả của các hoạt động từ thiện. Bên cạnh đó, việc xây dựng các nền tảng nói trên không thể diễn ra trong một sớm một chiều.
Tỷ phú Trung Quốc cũng chia sẻ thành thật về nỗi khổ của người giàu: “Khi bạn có một hai triệu tệ, bạn cảm thấy mình có tiền, mình thật hạnh phúc. Nhưng đến khi bạn có 10 hay 20 triệu tệ, vấn đề ngay lập tức phát sinh, và bạn bắt đầu lo nghĩ về khả năng mất giá của đồng Nhân dân tệ cùng sự rủi ro của các khoản đầu tư.”
“Nhưng một khi bạn có vài trăm triệu hoặc hàng tỷ tệ, bạn phải nhớ rõ rằng đó không phải tiền của bạn. Đó là số tiền mà xã hội này giao phó cho các quyết định đầu tư của bạn, một dạng tín thác, một trách nhiệm mà bạn phải mang theo và hoàn thành.”
“Làm thế nào để quản lý hiệu quả khoản tiền đó? Đừng có dở hơi mà đem cho, đem hiến hay quyên góp bằng sạch. Bạn phải đợi những nhân tài, đợi một cơ cấu tổ chức tốt và đợi một hệ thống hoàn thiện sẵn sàng đón nhận dòng tiền của bạn trước khi thực hiện việc đó. Đó là lí do vì sao tôi nói, tiêu tiền khó hơn kiếm tiền rất nhiều.”
Dẫu vậy, ông Mã cũng bày tỏ lòng trân trọng của mình dành cho những người quyên góp nhiệt thành: “Tôi ngưỡng mộ nhất những người kiếm được khoảng 200 tệ/tháng (khoảng 31 USD), song vẫn để dành ra 1 tệ mỗi ngày để làm từ thiện. Đó là những con người phi thường kiến tạo nền tảng đạo đức cho xã hội.”
Từng tuyên bố mình rất sợ phát biểu trước đám đông song dạo gần đây, ông jack ma lại rất tích cực “cầm míc” và chia sẻ những quan điểm của mình. Thứ ba vừa qua, ông dự lễ khai giảng khóa đào tạo MBA của Đại học Bắc Kinh và bàn về câu chuyện của đầu tư và từ thiện, của lòng nhân đạo và cách tiếp cận các chương trình nhân đạo một cách hiệu quả nhất.
Sau vụ nổ lớn ở Thiên Tân khiến nhiều người thiệt mạng và mất tích, ông Mã gần như bị “bủa vây” với các quỹ, các tổ chức, các hội đoàn kêu gọi ông đóng góp tiền của để hỗ trợ. Không phản đối hành động tương thân tương ái này, song ông Mã cũng tranh biện rằng tronh bối cảnh một quốc gia đang phát triển, đầu tư luôn tốt hơn quyên góp, bởi chỉ đầu tư mới tạo ra việc làm và những giá trị của cải vật chất vững bền.
Tỷ phú Jack Ma. Nguồn ảnh: CNN Money. |
Tỷ phú Trung Quốc cũng chia sẻ thành thật về nỗi khổ của người giàu: “Khi bạn có một hai triệu tệ, bạn cảm thấy mình có tiền, mình thật hạnh phúc. Nhưng đến khi bạn có 10 hay 20 triệu tệ, vấn đề ngay lập tức phát sinh, và bạn bắt đầu lo nghĩ về khả năng mất giá của đồng Nhân dân tệ cùng sự rủi ro của các khoản đầu tư.”
“Nhưng một khi bạn có vài trăm triệu hoặc hàng tỷ tệ, bạn phải nhớ rõ rằng đó không phải tiền của bạn. Đó là số tiền mà xã hội này giao phó cho các quyết định đầu tư của bạn, một dạng tín thác, một trách nhiệm mà bạn phải mang theo và hoàn thành.”
“Làm thế nào để quản lý hiệu quả khoản tiền đó? Đừng có dở hơi mà đem cho, đem hiến hay quyên góp bằng sạch. Bạn phải đợi những nhân tài, đợi một cơ cấu tổ chức tốt và đợi một hệ thống hoàn thiện sẵn sàng đón nhận dòng tiền của bạn trước khi thực hiện việc đó. Đó là lí do vì sao tôi nói, tiêu tiền khó hơn kiếm tiền rất nhiều.”
Dẫu vậy, ông Mã cũng bày tỏ lòng trân trọng của mình dành cho những người quyên góp nhiệt thành: “Tôi ngưỡng mộ nhất những người kiếm được khoảng 200 tệ/tháng (khoảng 31 USD), song vẫn để dành ra 1 tệ mỗi ngày để làm từ thiện. Đó là những con người phi thường kiến tạo nền tảng đạo đức cho xã hội.”