Ăn thịt chuột đồng - Ngon miệng, hại thân
Về bản chất, thịt chuột là thực phẩm lành tính, chứa nhiều dinh dưỡng tương tự như thịt lợn, bò, gà…
Nội dung bài viết
Là món ăn dân dã, thậm chí còn được coi là đặc sản, thịt chuột đồng đã và đang được nhiều người ưa thích. Món ăn tưởng vô hại lại suýt lấy đi mạng sống của nhiều người.
Cấp cứu vì thịt chuột đồng
Hồi đầu năm nay, trên báo ngoisao.net có đăng tin, một bé trai 12 tuổi ở Đồng Tháp bị xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, rối loạn đông máu suốt 2 tuần. Theo thông tin từ người nhà, bé rất thích ăn thịt chuột và gia đình thường mua chuột đồng về chế biến thành món ăn cho cháu. Từ thông tin này, các bác sĩ của Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM) đã tiến hành xét nghiệm. Kết quả cho thấy, tình trạng xuất huyết liên tục của bé không do các yếu tố làm rối loạn động máu mà do nhiễm chất độc warfarin - một độc chất có trong thuốc diệt chuột. Chất độc này vào cơ thể làm ức chế khả năng đông máu khiến máu chảy liên tục.
Được biết, đây không phải ca ngộ độc đầu tiên liên quan đến thịt chuột ở Việt Nam. Trước đó, hồi tháng 8-2015, Bệnh viện đa khoa huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) cũng tiếp nhận và điều trị cho 3 bệnh nhân bị ngộc độc thực phẩm nặng sau khi ăn cơm cùng với món chuột xào măng. Cụ thể, cả gia đình 3 người sau khi ăn cơm cùng chuột xào măng đều có triệu chứng đau bụng dữ dội, buồn nôn và tiêu chảy nhiều lần. Các bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện cấp cứu, kết quả cho thấy, cả 3 đều bị ngộ độc thực phẩm.
Không chỉ tại Việt Nam, trên Thế giới cũng có nhiều ca phải nhập viện vì ăn thịt chuột. Năm 2013, tại Mỹ, 81 người đã phải nhập viện vì bị ngộ độc sau khi ăn thịt chuột lang và các món ăn truyền thống tại một lễ hội ẩm thực. Theo đó, các nạn nhân đều có kết quả dương tính với vi khuẩn salmonella – một loại khuẩn có trong thịt chuột.
Dịch hạch, thương hàn, lao...rập rình
So với các thực phẩm khác Trong con chuột, đặc biệt là trong nước tiểu, thận cũng như các phủ tạng khác của chúng chứa nhiều mầm bệnh nguy hiểm như dịch hạch, phó thương hàn, viêm cầu khuẩn, lao... Trong đó, nguy hiểm nhất là virus dịch hạch. Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, bệnh dịch hạch là truyền nhiễm rất nguy hiểm, có thể lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp từ người bệnh sang người lành và bùng phát thành dịch lớn. Bệnh nhân có dấu hiệu ở phổi, đờm loãng, bọt dính máu, thường xuất hiện tràn dịch màng phổi, biến chứng phù phổi cấp, tỷ lệ tử vong cao.
Hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh ăn thịt chuột có thể bị nhiễm dịch hạch. Tuy nhiên nếu chuột mang vi khuẩn gây bệnh dịch hạch, người làm thịt có thể bị lây nhiễm qua vết thương trên da trong quá trình tiếp xúc, làm thịt chuột. Do đó, chúng ta không nên chủ quan, xem thường.
Ngoài ra, môi trường sinh sống của chuột thời gian gần đây cũng bị ô nhiễm nặng. Những con chuột có thể bị đánh bả , nhiễm hoá chất. Do chuột đồng thường sinh sống và kiếm ăn tại những cánh đồng lúa, hoa màu nên loại chuột này còn có nguy cơ cao nhiễm thuốc bảo vệ thực vật. Chất độc sẽ tích tụ dần trong cơ thể của những người sử dụng, làm gia tăng khả năng mắc các bệnh nguy hiểm như bệnh về gan, thận, ung thư.
Hiện nay chuột đồng càng trở nên khan hiếm do diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp nên không ít người vì lợi nhuận đã trà trộn chuột cống loại nhỏ vào những thau chuột đồng làm sẵn rồi đem bán. Bản thân những con chuột cống thường sống ở nơi mất vệ sinh và chứa nhiều mầm bệnh hơn chuột đồng. Nếu người tiêu dùng mua nhầm chuột cống để chế biến thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Về bản chất, thịt chuột là thực phẩm lành tính, chứa nhiều dinh dưỡng tương tự như thịt lợn, bò, gà… Tuy nhiên, vì không ai kiểm duyệt được chất lượng của nó, thế nên, việc lựa chọn thực phẩm này cho bữa cơm gia đình hay cho những mâm nhậu sẽ tiềm tàng nhiều rủi ro với sức khỏe. Ngay cả việc bạn tự tay đi bắt chuột trên những cánh đồng thì cũng không thể đảm bảo liệu con vật đó có mang mầm bệnh hay có ăn phải bả trước đó hay không (vì bả cần thời gian mới phát huy tác dụng)? Do đó, có nên đánh đổi sức khỏe với sự khoái khẩu hay không – câu trả lời hoàn toàn phụ thuộc vào bạn.
Cấp cứu vì thịt chuột đồng
Hồi đầu năm nay, trên báo ngoisao.net có đăng tin, một bé trai 12 tuổi ở Đồng Tháp bị xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, rối loạn đông máu suốt 2 tuần. Theo thông tin từ người nhà, bé rất thích ăn thịt chuột và gia đình thường mua chuột đồng về chế biến thành món ăn cho cháu. Từ thông tin này, các bác sĩ của Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM) đã tiến hành xét nghiệm. Kết quả cho thấy, tình trạng xuất huyết liên tục của bé không do các yếu tố làm rối loạn động máu mà do nhiễm chất độc warfarin - một độc chất có trong thuốc diệt chuột. Chất độc này vào cơ thể làm ức chế khả năng đông máu khiến máu chảy liên tục.
Được biết, đây không phải ca ngộ độc đầu tiên liên quan đến thịt chuột ở Việt Nam. Trước đó, hồi tháng 8-2015, Bệnh viện đa khoa huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) cũng tiếp nhận và điều trị cho 3 bệnh nhân bị ngộc độc thực phẩm nặng sau khi ăn cơm cùng với món chuột xào măng. Cụ thể, cả gia đình 3 người sau khi ăn cơm cùng chuột xào măng đều có triệu chứng đau bụng dữ dội, buồn nôn và tiêu chảy nhiều lần. Các bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện cấp cứu, kết quả cho thấy, cả 3 đều bị ngộ độc thực phẩm.
Không chỉ tại Việt Nam, trên Thế giới cũng có nhiều ca phải nhập viện vì ăn thịt chuột. Năm 2013, tại Mỹ, 81 người đã phải nhập viện vì bị ngộ độc sau khi ăn thịt chuột lang và các món ăn truyền thống tại một lễ hội ẩm thực. Theo đó, các nạn nhân đều có kết quả dương tính với vi khuẩn salmonella – một loại khuẩn có trong thịt chuột.
So với các thực phẩm khác Trong con chuột, đặc biệt là trong nước tiểu, thận cũng như các phủ tạng khác của chúng chứa nhiều mầm bệnh nguy hiểm như dịch hạch, phó thương hàn, viêm cầu khuẩn, lao... Trong đó, nguy hiểm nhất là virus dịch hạch. Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, bệnh dịch hạch là truyền nhiễm rất nguy hiểm, có thể lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp từ người bệnh sang người lành và bùng phát thành dịch lớn. Bệnh nhân có dấu hiệu ở phổi, đờm loãng, bọt dính máu, thường xuất hiện tràn dịch màng phổi, biến chứng phù phổi cấp, tỷ lệ tử vong cao.
Hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh ăn thịt chuột có thể bị nhiễm dịch hạch. Tuy nhiên nếu chuột mang vi khuẩn gây bệnh dịch hạch, người làm thịt có thể bị lây nhiễm qua vết thương trên da trong quá trình tiếp xúc, làm thịt chuột. Do đó, chúng ta không nên chủ quan, xem thường.
Ngoài ra, môi trường sinh sống của chuột thời gian gần đây cũng bị ô nhiễm nặng. Những con chuột có thể bị đánh bả , nhiễm hoá chất. Do chuột đồng thường sinh sống và kiếm ăn tại những cánh đồng lúa, hoa màu nên loại chuột này còn có nguy cơ cao nhiễm thuốc bảo vệ thực vật. Chất độc sẽ tích tụ dần trong cơ thể của những người sử dụng, làm gia tăng khả năng mắc các bệnh nguy hiểm như bệnh về gan, thận, ung thư.
Hiện nay chuột đồng càng trở nên khan hiếm do diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp nên không ít người vì lợi nhuận đã trà trộn chuột cống loại nhỏ vào những thau chuột đồng làm sẵn rồi đem bán. Bản thân những con chuột cống thường sống ở nơi mất vệ sinh và chứa nhiều mầm bệnh hơn chuột đồng. Nếu người tiêu dùng mua nhầm chuột cống để chế biến thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Về bản chất, thịt chuột là thực phẩm lành tính, chứa nhiều dinh dưỡng tương tự như thịt lợn, bò, gà… Tuy nhiên, vì không ai kiểm duyệt được chất lượng của nó, thế nên, việc lựa chọn thực phẩm này cho bữa cơm gia đình hay cho những mâm nhậu sẽ tiềm tàng nhiều rủi ro với sức khỏe. Ngay cả việc bạn tự tay đi bắt chuột trên những cánh đồng thì cũng không thể đảm bảo liệu con vật đó có mang mầm bệnh hay có ăn phải bả trước đó hay không (vì bả cần thời gian mới phát huy tác dụng)? Do đó, có nên đánh đổi sức khỏe với sự khoái khẩu hay không – câu trả lời hoàn toàn phụ thuộc vào bạn.