Thở sai cách khiến sức khẻo bạn yếu đi
Căng thẳng khiến hơi thở của bạn ngắn và tốc độ thở tăng; nó càng làm tăng sự lo lắng và căng thẳng. Và khi căng thẳng, bạn lại thở ngắn. Đó là một vòng luẩn quẩn và gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.
Nội dung bài viết
Tưởng chừng là hoạt động bản năng, thế nhưng, rất nhiều người lại đang thở sai cách – nguyên nhân khiến cơ thể yếu đi từng ngày.
Thở sai – hại sức khỏe
Thở là hoạt động tự nhiên và cần thiết của con người. Nó là dấu hiệu cho thấy sự sống của chúng ta vẫn đang được duy trì. Công việc này tưởng chừng như rất dễ nhưng thực tế lại không hề đơn giản. Vậy bạn có đang thở đúng cách? Kiểm tra xem bạn đang có mắc phải những sai lầm dưới đây như nhiều người vẫn mắc phải hay không nhé!
Thở bằng miệng: Thở qua miệng thay vì qua mũi là thói quen xấu hay gặp nhất ở những người đang lo lắng và bận rộn. Không chỉ khiến miệng bị khô, cách thở này còn gây mệt cho cơ thể. Bởi lẽ, việc nhận được nhiều oxy hơn mức cần thiết cùng đồng nghĩa với giải phóng CO2 quá nhiều và quá nhanh. Nếu để ý, bạn sẽ thấy cách thở này gây hồi hộp, đánh trống ngực, đau ngực và cảm giác kiến bò ở bàn tay và bàn chân. Lâu dần, nó sẽ tạo ra những cơn hoảng loạn và tăng thông khí (thở quá nhanh) khi bị căng thẳng.
thở ngắn và dồn dập khi căng thẳng: Căng thẳng khiến hơi thở của bạn ngắn và tốc độ thở tăng; nó càng làm tăng sự lo lắng và căng thẳng. Và khi căng thẳng, bạn lại thở ngắn. Đó là một vòng luẩn quẩn và gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Nghiên cứu cho thấy, căng thẳng mãn tính chính là nguyên nhân khiến bạn ăn quá nhiều và gây béo phì.
Không hít thở sâu thường xuyên khi làm việc: Việc ngồi nhiều giờ trước máy tính, smartphone, hay lái xe… sẽ làm tăng áp lực cho toàn bộ cơ thể bạn, từ cột sống đến tử cung, khiến cơ hoành bị chèn ép. Tệ hơn nữa, vai bị gập trong thời gian dài dẫn đến nhiều vấn đề cho sức khỏe như đau mỏi vai gái, đau cổ, lưng, vẹo cột sống… Lúc này, hít thở sâu để thư giãn toàn bộ cơ thể chính là giải pháp xua đi mệt mỏi mà bạn có thể áp dụng ngay tại chỗ ngồi của mình.
Thở ngắn khi tập những bài tập căng cơ vai (khi đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp…): Điều này diễn ra rất phổ biến. Việc thở ngắn, không sâu trong khi tập luyện sẽ khiến bạn nhanh mệt mỏi, bài tập sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn do cách thở này ngăn cản việc đào thải khí carbon dioxide (CO2) ra ngoài cơ thể.
Theo Tiến sĩ Thomas Olson, trợ lý giáo sư y khoa và tư vấn các bệnh tim mạch thuộc Viện Mayo Clinic (Mỹ) cho biết: Thở không sâu khi tập các bài tập tăng cường sức mạnh sẽ khiến huyết áp tăng, gây tình trạng đau đầu, thậm chí có thể phải bỏ bài tập giữa chừng.
Nín thở: Nín thở vô thức rất hay gặp ở những người có tính cách lãnh đạo, kỳ vọng cao. Những người này thực ra rất hào hứng, nhưng bản chất cũng lo âu. Vì thế họ hay nín thở một cách vô thức theo thói quen – thường là do stress. Và đây chính là nguyên nhân gây rối loạn quá trình hít thở, khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi.
Thở cũng cần phải tập
Hít thở đúng cách giúp tăng cường sức khoẻ cho tim, giảm huyết áp, bớt căng thẳng, đào thải độc tố và có thể tăng kích thước bộ não. Ông Patrick McKeown, tác giả của cuốn sách "The Advantage Oxygen" cũng cho hay, việc luyện tập hít thở còn giúp chúng ta tăng năng lượng, tăng sức chịu đựng, đồng thời nó có thể giúp giảm cân.
Do đó, để có một sức khoẻ tốt, trước hết bạn cần phải khắc phục và “bài trừ” những cách thở sai lầm. Cố gắng hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng để cân bằng quá trình hô hấp của cơ thể.
Ngoài ra, hãy dành thời gian để thực hiện các bài tập ngắn như thiền định, hít thở sâu để bình tĩnh và giảm căng thẳng. Để thực hiện, bạn cần ổn định vị trí và tư thế. Hít vào trong 4 giây, sau đó thở ra trong 4 giây. Lặp lại động tác này ít nhất 5 lần, đặc biệt là khi bạn đang cảm thấy căng thẳng.
Bên cạnh đó, không nên làm việc liên tục trong nhiều giờ liền mà không thư giãn. Hãy thiết lập thời gian thư giãn và nghỉ ngơi sau 30-45 phút làm việc. Duỗi cột sống và cổ, hãy để đôi vai của bạn được thả lỏng và thư giãn, sau đó hít thở thật chậm và sâu. Tương tự, khi tập thể dục thể thao, bạn cũng cần thư giãn, tập hít thở sâu để duy trì hoạt động tập luyện và tránh mệt mỏi.
Khoa học cho thấy, tư tưởng và hơi thở liên quan chặt chẽ với nhau. Ví dụ khi giận, nhịp thở sâu và dài; khi gặp người yêu thì nhịp thở ngắn, dồn dập; cảm xúc của bạn bình tĩnh thì hơi thở trở nên điều hoà, sâu và chậm hơn. Do đó, hãy tập thở đồng thời với việc kiểm soát tư tưởng. Khi đó, những suy nghĩ không tốt, tư tưởng đau khổ... cũng có thể bay ra ngoài theo hơi thở.
Nếu thay đổi được nhịp điệu hơi thở, bạn sẽ thay đổi được trạng thái tư tưởng, suy nghĩ và cả lối sống của mình. Cơ thể bạn nhờ đó mà khoẻ mạnh và cuộc sống sẽ vui vẻ và hạnh phúc hơn! Thế nên, hãy tập thở từ bây giờ nhé!
Thở sai – hại sức khỏe
Thở là hoạt động tự nhiên và cần thiết của con người. Nó là dấu hiệu cho thấy sự sống của chúng ta vẫn đang được duy trì. Công việc này tưởng chừng như rất dễ nhưng thực tế lại không hề đơn giản. Vậy bạn có đang thở đúng cách? Kiểm tra xem bạn đang có mắc phải những sai lầm dưới đây như nhiều người vẫn mắc phải hay không nhé!
Thở bằng miệng: Thở qua miệng thay vì qua mũi là thói quen xấu hay gặp nhất ở những người đang lo lắng và bận rộn. Không chỉ khiến miệng bị khô, cách thở này còn gây mệt cho cơ thể. Bởi lẽ, việc nhận được nhiều oxy hơn mức cần thiết cùng đồng nghĩa với giải phóng CO2 quá nhiều và quá nhanh. Nếu để ý, bạn sẽ thấy cách thở này gây hồi hộp, đánh trống ngực, đau ngực và cảm giác kiến bò ở bàn tay và bàn chân. Lâu dần, nó sẽ tạo ra những cơn hoảng loạn và tăng thông khí (thở quá nhanh) khi bị căng thẳng.
Không hít thở sâu thường xuyên khi làm việc: Việc ngồi nhiều giờ trước máy tính, smartphone, hay lái xe… sẽ làm tăng áp lực cho toàn bộ cơ thể bạn, từ cột sống đến tử cung, khiến cơ hoành bị chèn ép. Tệ hơn nữa, vai bị gập trong thời gian dài dẫn đến nhiều vấn đề cho sức khỏe như đau mỏi vai gái, đau cổ, lưng, vẹo cột sống… Lúc này, hít thở sâu để thư giãn toàn bộ cơ thể chính là giải pháp xua đi mệt mỏi mà bạn có thể áp dụng ngay tại chỗ ngồi của mình.
Thở ngắn khi tập những bài tập căng cơ vai (khi đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp…): Điều này diễn ra rất phổ biến. Việc thở ngắn, không sâu trong khi tập luyện sẽ khiến bạn nhanh mệt mỏi, bài tập sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn do cách thở này ngăn cản việc đào thải khí carbon dioxide (CO2) ra ngoài cơ thể.
Theo Tiến sĩ Thomas Olson, trợ lý giáo sư y khoa và tư vấn các bệnh tim mạch thuộc Viện Mayo Clinic (Mỹ) cho biết: Thở không sâu khi tập các bài tập tăng cường sức mạnh sẽ khiến huyết áp tăng, gây tình trạng đau đầu, thậm chí có thể phải bỏ bài tập giữa chừng.
Nín thở: Nín thở vô thức rất hay gặp ở những người có tính cách lãnh đạo, kỳ vọng cao. Những người này thực ra rất hào hứng, nhưng bản chất cũng lo âu. Vì thế họ hay nín thở một cách vô thức theo thói quen – thường là do stress. Và đây chính là nguyên nhân gây rối loạn quá trình hít thở, khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi.
Thở cũng cần phải tập
Do đó, để có một sức khoẻ tốt, trước hết bạn cần phải khắc phục và “bài trừ” những cách thở sai lầm. Cố gắng hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng để cân bằng quá trình hô hấp của cơ thể.
Ngoài ra, hãy dành thời gian để thực hiện các bài tập ngắn như thiền định, hít thở sâu để bình tĩnh và giảm căng thẳng. Để thực hiện, bạn cần ổn định vị trí và tư thế. Hít vào trong 4 giây, sau đó thở ra trong 4 giây. Lặp lại động tác này ít nhất 5 lần, đặc biệt là khi bạn đang cảm thấy căng thẳng.
Bên cạnh đó, không nên làm việc liên tục trong nhiều giờ liền mà không thư giãn. Hãy thiết lập thời gian thư giãn và nghỉ ngơi sau 30-45 phút làm việc. Duỗi cột sống và cổ, hãy để đôi vai của bạn được thả lỏng và thư giãn, sau đó hít thở thật chậm và sâu. Tương tự, khi tập thể dục thể thao, bạn cũng cần thư giãn, tập hít thở sâu để duy trì hoạt động tập luyện và tránh mệt mỏi.
Khoa học cho thấy, tư tưởng và hơi thở liên quan chặt chẽ với nhau. Ví dụ khi giận, nhịp thở sâu và dài; khi gặp người yêu thì nhịp thở ngắn, dồn dập; cảm xúc của bạn bình tĩnh thì hơi thở trở nên điều hoà, sâu và chậm hơn. Do đó, hãy tập thở đồng thời với việc kiểm soát tư tưởng. Khi đó, những suy nghĩ không tốt, tư tưởng đau khổ... cũng có thể bay ra ngoài theo hơi thở.
Nếu thay đổi được nhịp điệu hơi thở, bạn sẽ thay đổi được trạng thái tư tưởng, suy nghĩ và cả lối sống của mình. Cơ thể bạn nhờ đó mà khoẻ mạnh và cuộc sống sẽ vui vẻ và hạnh phúc hơn! Thế nên, hãy tập thở từ bây giờ nhé!