Lo lắng có thể là căng bệnh Alzheimer
Lo lắng có thể là bệnh Alzheimer. Các triệu chứng lo âu có thể là một dấu hiệu cảnh báo sớm về căn bệnh Alzheimer, thông tin trên Tạp chí Tâm thần học Hoa Kỳ.
Nội dung bài viết
Lo lắng có thể là căng bệnh Alzheimer
Nghiên cứu mới cho thấy có mối liên quan giữa sự gia tăng triệu chứng lo lắng và nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Đây là căn bệnh mà biểu hiện rõ ràng nhất là sa sút trí tuệ - một loại rối loạn não ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày do mất trí nhớ và thay đổi nhận thức. Nguyên nhân chính xác của bệnh alzheimer còn chưa rõ, mặc dù một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh. Những yếu tố này bao gồm tuổi cao, tiền sử gia đình bị bệnh Alzheimer, chấn thương nghiêm trọng ở đầu và các tình trạng liên quan đến bệnh tim mạch.
Các nghiên cứu trước đây cho thấy trầm cảm và các triệu chứng thần kinh tâm lý khác có thể dự báo sự tiến triển của bệnh Alzheimer trong giai đoạn tiền lâm sàng, thậm chí trước cả 10 năm trước khi những triệu chứng chính thức bắt đầu.
“Khi chúng tôi so sánh với các triệu chứng trầm cảm khác như buồn bã hoặc mất hứng thú, các triệu chứng lo lắng tăng lên theo thời gian ở những người có nồng độ beta amyloid cao hơn trong não”, nhà nghiên cứu Nancy Donovan cho biết.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Amyloid beta là một protein có liên kết lâu dài với bệnh Alzheimer. Nó tích tụ trong não, tạo ra các mảng bám mà làm rối loạn truyền thông thần kinh – điều được cho là nguyên nhân chính gây ra triệu chứng dấu hiệu của bệnh, suy giảm nhận thức.
Nhóm nghiên cứu đã thực hiện những phân tích dữ liệu từ 270 người lớn khỏe mạnh trong độ tuổi từ 62 đến 90. Qua nhiều năm nghiên cứu, các tình nguyện viên đã được quét não thường xuyên và được kiểm tra nếu có bất kỳ dấu hiệu trầm cảm. Họ phát hiện ra rằng những người có các triệu chứng lo lắng ngày càng tăng có mức beta amyloid cao hơn trong não của họ, cho thấy rằng lo lắng tồi tệ hơn có thể là một chỉ báo sớm của bệnh Alzheimer.
“Điều này cho thấy các triệu chứng lo lắng có thể là biểu hiện của bệnh Alzheimer trước khi bắt đầu suy giảm nhận thức”, Giáo sư Donovan cho biết. Nếu nghiên cứu sâu hơn có thể chứng minh lo lắng là một trong những dấu hiệu ban đầu, thì điều quan trọng không chỉ xác định sớm dấu hiệu bệnh của bệnh nhân, mà còn điều trị nó và có khả năng làm chậm hoặc ngăn ngừa quá trình hình thành bệnh sớm.
Các nhà nghiên cứu cho biết một nghiên cứu lớn hơn tập trung vào sự lo lắng và mối liên hệ của nó với beta amyloid và bệnh Alzheimer là cần thiết để khẳng định thêm về những phát hiện ban đầu này, biểu hiện lo lắng có thể là một công cụ hữu ích để xác định xem một người có nguy cơ mắc bệnh này hay không.
“Đây không phải là kết quả cuối cùng”, Donovan nói với Boston Herald, “nhưng nó củng cố lập luận rằng những thay đổi thần kinh tâm thần có liên quan đến yếu tố amyloid và trở nên có ích hơn trong việc chẩn đoán tình trạng bệnh.”
Lo lắng có mối quan hệ với nguy cơ mắc bệnh Alzheimer |
Đây là căn bệnh mà biểu hiện rõ ràng nhất là sa sút trí tuệ - một loại rối loạn não ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày do mất trí nhớ và thay đổi nhận thức. Nguyên nhân chính xác của bệnh alzheimer còn chưa rõ, mặc dù một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh. Những yếu tố này bao gồm tuổi cao, tiền sử gia đình bị bệnh Alzheimer, chấn thương nghiêm trọng ở đầu và các tình trạng liên quan đến bệnh tim mạch.
Các nghiên cứu trước đây cho thấy trầm cảm và các triệu chứng thần kinh tâm lý khác có thể dự báo sự tiến triển của bệnh Alzheimer trong giai đoạn tiền lâm sàng, thậm chí trước cả 10 năm trước khi những triệu chứng chính thức bắt đầu.
Alzheimer là căn bệnh khiến bệnh nhân mất trí nhớ và thay đổi nhận thức |
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Amyloid beta là một protein có liên kết lâu dài với bệnh Alzheimer. Nó tích tụ trong não, tạo ra các mảng bám mà làm rối loạn truyền thông thần kinh – điều được cho là nguyên nhân chính gây ra triệu chứng dấu hiệu của bệnh, suy giảm nhận thức.
Nhóm nghiên cứu đã thực hiện những phân tích dữ liệu từ 270 người lớn khỏe mạnh trong độ tuổi từ 62 đến 90. Qua nhiều năm nghiên cứu, các tình nguyện viên đã được quét não thường xuyên và được kiểm tra nếu có bất kỳ dấu hiệu trầm cảm. Họ phát hiện ra rằng những người có các triệu chứng lo lắng ngày càng tăng có mức beta amyloid cao hơn trong não của họ, cho thấy rằng lo lắng tồi tệ hơn có thể là một chỉ báo sớm của bệnh Alzheimer.
Bộ não của người bị bệnh Alzheimer khác với người khỏe mạnh |
Các nhà nghiên cứu cho biết một nghiên cứu lớn hơn tập trung vào sự lo lắng và mối liên hệ của nó với beta amyloid và bệnh Alzheimer là cần thiết để khẳng định thêm về những phát hiện ban đầu này, biểu hiện lo lắng có thể là một công cụ hữu ích để xác định xem một người có nguy cơ mắc bệnh này hay không.
“Đây không phải là kết quả cuối cùng”, Donovan nói với Boston Herald, “nhưng nó củng cố lập luận rằng những thay đổi thần kinh tâm thần có liên quan đến yếu tố amyloid và trở nên có ích hơn trong việc chẩn đoán tình trạng bệnh.”