Mẹo lau gương, giặt khăn tắm, hạn chế vi khuẩn lây lan
Rất nhiều chị em có thói quen lau theo vòng tròn nhỏ nhưng sai lầm này khiến bụi và sợi vải dính ra bề mặt gương nhiều hơn.
Nội dung bài viết
1. Lau gương mờ hơi nước
Theo thói quen, hầu hết các chị em đều lau theo vòng tròn khi vệ sinh mặt gương trong nhà tắm. Tuy nhiên, phương pháp này không phải lý tưởng vì thực tế chúng làm bụi và mảnh vụn từ giẻ lau bám lại trên bề mặt và để lại những vệt trắng xóa.
Theo chuyên gia vệ sinh nhà cửa Miyagi, bạn nên lau theo đường chữ S từ trên xuống dưới bằng một miếng vải mỏng, sợi nhỏ. Khi vệ sinh, phun nước lên trên miếng vải chứ không xịt trực tiếp vào gương nếu không chất lỏng có thể thấm ra đằng sau lớp phủ bạc và lâu dần tạo nên các dấu xỉn đen. 2. Để bàn chải đánh răng gần bồn cầu
Hầu hết các gia đình đều để bàn chải ở trong vòng bán kính nhỏ hơn 2 mét so với bồn cầu. Theo các nhà nghiên cứu, khi các bạn xối nước, các hạt phân tử từ phân sẽ tung tóe ra tối đa 2 mét.
Vì vậy, hãy luôn đóng nắp bồn cầu trước khi xả nước và rửa sạch bàn chải đánh răng hàng ngày. Sau mỗi lần sử dụng, cần cắm bàn chải ở nơi khô thoáng.
Để bàn chải đánh răng quá gần bồn cầu đồng nghĩa với việc bạn đang đưa "chất thải" vào miệng hàng ngày
3. Dùng lại khăn tắm quá nhiều lần
Vi khuẩn phát triển mạnh trong môi trường vải sợi ẩm ướt. Khi bạn sử dụng một chiếc khăn không an toàn thì vi khuẩn đã tắm sạch, lại trở lại trên cơ thể. Nếu có bất kỳ vết thương hở nào, bạn có thể lây nhiễm vi khuẩn, virus vào trong người. Do vậy nên giặt khăn mỗi ngày nếu bạn dùng chung người khác, và hơn một lần mỗi tuần, nếu bạn là người duy nhất sử dụng. Sau khi lau sạch người, cần phơi khô khăn hàng ngày.
4. Không thay bông tắm thường xuyên
Một nghiên cứu phát hiện ra rằng vi khuẩn gây nhiễm trùng như P. aeruginosa tăng theo cấp số nhân sau 24 giờ tiếp xúc với một miếng xơ mướp. Do vậy, bác sĩ da liễu khuyên mọi người nên thay bông tắm tự nhiên như xơ dừa sau khi sử dụng từ 3-4 tuần. Các loại bông tắm bằng nhựa tổng hợp có khả năng chống vi khuẩn tốt hơn nhưng bạn vẫn nên thay chúng sau tám tuần.
5. Không có dép đi trong phòng tắm
Bồn cầu không phải là nơi bẩn nhất trong phòng tắm. Sàn phòng tắm nuôi dưỡng hầu hết các vi khuẩn - khoảng 2 triệu mỗi 6cm2, cao hơn so với bề mặt bồn cầu khoảng 200 lần. Do vậy, bạn cần vệ sinh sàn phòng tắm thường xuyên và nhớ đi dép chống trơn khi vào nhà vệ sinh.
6. Dùng một miếng giẻ để vệ sinh tất cả mọi nơi
Nhiều gia đình có thói quen sử dụng một cùng miếng giẻ để làm sạch vòi sen, gương, bồn rửa và bồn cầu. Tình trạng này gây nên hiện tượng lây nhiễm chéo vi khuẩn. Do vậy, hãy sử dụng giẻ lau khác nhau cho những vị trí khác nhau. Ngoài ra, giặt và quay khăn lau thường xuyên trong lò vi sóng giúp tiêu diệt 99,99% vi khuẩn trú ngụ trong miếng giẻ.
Theo thói quen, hầu hết các chị em đều lau theo vòng tròn khi vệ sinh mặt gương trong nhà tắm. Tuy nhiên, phương pháp này không phải lý tưởng vì thực tế chúng làm bụi và mảnh vụn từ giẻ lau bám lại trên bề mặt và để lại những vệt trắng xóa.
Theo chuyên gia vệ sinh nhà cửa Miyagi, bạn nên lau theo đường chữ S từ trên xuống dưới bằng một miếng vải mỏng, sợi nhỏ. Khi vệ sinh, phun nước lên trên miếng vải chứ không xịt trực tiếp vào gương nếu không chất lỏng có thể thấm ra đằng sau lớp phủ bạc và lâu dần tạo nên các dấu xỉn đen.
Hầu hết các gia đình đều để bàn chải ở trong vòng bán kính nhỏ hơn 2 mét so với bồn cầu. Theo các nhà nghiên cứu, khi các bạn xối nước, các hạt phân tử từ phân sẽ tung tóe ra tối đa 2 mét.
Vì vậy, hãy luôn đóng nắp bồn cầu trước khi xả nước và rửa sạch bàn chải đánh răng hàng ngày. Sau mỗi lần sử dụng, cần cắm bàn chải ở nơi khô thoáng.
3. Dùng lại khăn tắm quá nhiều lần
Vi khuẩn phát triển mạnh trong môi trường vải sợi ẩm ướt. Khi bạn sử dụng một chiếc khăn không an toàn thì vi khuẩn đã tắm sạch, lại trở lại trên cơ thể. Nếu có bất kỳ vết thương hở nào, bạn có thể lây nhiễm vi khuẩn, virus vào trong người. Do vậy nên giặt khăn mỗi ngày nếu bạn dùng chung người khác, và hơn một lần mỗi tuần, nếu bạn là người duy nhất sử dụng. Sau khi lau sạch người, cần phơi khô khăn hàng ngày.
4. Không thay bông tắm thường xuyên
Một nghiên cứu phát hiện ra rằng vi khuẩn gây nhiễm trùng như P. aeruginosa tăng theo cấp số nhân sau 24 giờ tiếp xúc với một miếng xơ mướp. Do vậy, bác sĩ da liễu khuyên mọi người nên thay bông tắm tự nhiên như xơ dừa sau khi sử dụng từ 3-4 tuần. Các loại bông tắm bằng nhựa tổng hợp có khả năng chống vi khuẩn tốt hơn nhưng bạn vẫn nên thay chúng sau tám tuần.
5. Không có dép đi trong phòng tắm
6. Dùng một miếng giẻ để vệ sinh tất cả mọi nơi
Nhiều gia đình có thói quen sử dụng một cùng miếng giẻ để làm sạch vòi sen, gương, bồn rửa và bồn cầu. Tình trạng này gây nên hiện tượng lây nhiễm chéo vi khuẩn. Do vậy, hãy sử dụng giẻ lau khác nhau cho những vị trí khác nhau. Ngoài ra, giặt và quay khăn lau thường xuyên trong lò vi sóng giúp tiêu diệt 99,99% vi khuẩn trú ngụ trong miếng giẻ.