Ngon lạ món thịt heo rừng nấu mướp
Món heo rừng nấu mướp ở đây được biến tấu theo kiểu cách heo giả cầy. Về cách nấu cũng có đủ các loại gia vị cơ bản như tương hột, sả, ớt, nước cốt dừa, đậu phộng rang, lá trúc (chanh)… Nhưng đặc biệt có thêm mướp trái, giúp cho món ăn trở nên ngọt ngào, tươi mát, mùi vị đặc trưng.
Nội dung bài viết
Vào những ngày này nếu có dịp du xuân về các huyện miền núi An Giang, bạn có thể tìm tới các nhà hàng trên vùng Bảy Núi để thưởng thức nhiều món ăn ngon đặc trưng như: bò xào lá giang, bò nướng lá trúc, gà nấu lá trúc… Nhưng hấp dẫn nhất phải kể tới là món heo rừng nấu mướp.
Hiện nay, tại hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, có khá nhiều người nuôi giống heo rừng nên thịt heo rừng đã trở thành đặc sản của vùng Bày Núi.
Món heo rừng nấu mướp ở đây được biến tấu theo kiểu cách heo giả cầy. Về cách nấu cũng có đủ các loại gia vị cơ bản như tương hột, sả, ớt, nước cốt dừa, đậu phộng rang, lá trúc (chanh)… Nhưng đặc biệt có thêm mướp trái, giúp cho món ăn trở nên ngọt ngào, tươi mát, mùi vị đặc trưng.
Lá và trái trúc dùng làm gia vị cho các món nấu trên vùng Bảy Núi
Thịt heo rừng săn chắc, nhiều nạc, ít mỡ nhờ chúng vận động thường xuyên và ăn nhiều thức ăn từ thiên nhiên như rau, củ, trái, chuối cây. Nhiều người thích thịt heo rừng vì thịt ngon, lành tính, hàm lượng cholesterol lại thấp. Thịt heo rừng nấu chung với mướp càng tăng thêm mùi vị đặc trưng nhờ chất ngọt của mướp, đặc biệt là mướp hương. Theo Đông y và kinh nghiệm dân gian, mướp tuy chứa chất đắng và nhiều chất nhầy nhưng khi nấu chín vị lại ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.
Chúng tôi có mặt ở một quán ăn của Bảy Núi. Bà chủ quán cởi mở: cách chế biện thịt heo rừng, dù là nướng chao, nướng xiên, xào lăn, giả cầy hay nấu mướp đều khá cầu kỳ. Trước hết các đầu bếp phải chọn cho được thịt thật tươi, đủ nạc, ba rọi, da, tai heo và cả giò rồi xắt nhỏ thành miếng vuông, xong ướp với tương hột, sả, ớt, hành củ, đại hồi, tiểu hồi cho thấm. Xong bắt chảo lên xào cho thịt săn lại.
Trước khi nấu, đầu bếp xếp đều dưới đáy xoong một lớp mướp non tươi được cắt thành khoanh mỏng rồi cho thịt lên trên, đổ nước cốt dừa vào nấu cho đến khi sôi, thịt bốc mùi thơm phức là dùng được. Trước khi ăn, các tay thợ nấu không quên rắc đậu phộng rang và rải đều lên thịt một lớp lá trúc xắt sợi, một loại lá rừng mà chủ quán cho là bí quyết của các món giả cầy, giúp cho mùi vị tăng thêm độ nồng, thơm, mang đến sự khác biệt khi thưởng thức.
Thịt heo rừng nấu mướp
Thịt heo rừng phối hợp với nước cốt dừa, mướp, đậu phộng và hương thơm của lá trúc sẽ giúp cho mùi vị trở nên thơm, ngon, béo, cay, nồng, nhất là da heo vừa dai, vừa giòn khiến cho món ăn trở nên đậm đà thi vị, giúp người ăn có cảm giác lạ và ngon miệng, bụng no vẫn còn muốn ăn thêm.
Món heo rừng nấu mướp được coi là món ăn đặc sản vùng Bảy Núi, cũng là món ăn có thể kèm với bánh mì, chấm nước chấm sả ớt chua - cay - mặn và nếu có thêm vài lon bia càng hấp dẫn.
Hiện nay, tại hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, có khá nhiều người nuôi giống heo rừng nên thịt heo rừng đã trở thành đặc sản của vùng Bày Núi.
Món heo rừng nấu mướp ở đây được biến tấu theo kiểu cách heo giả cầy. Về cách nấu cũng có đủ các loại gia vị cơ bản như tương hột, sả, ớt, nước cốt dừa, đậu phộng rang, lá trúc (chanh)… Nhưng đặc biệt có thêm mướp trái, giúp cho món ăn trở nên ngọt ngào, tươi mát, mùi vị đặc trưng.
Lá và trái trúc dùng làm gia vị cho các món nấu trên vùng Bảy Núi
Thịt heo rừng săn chắc, nhiều nạc, ít mỡ nhờ chúng vận động thường xuyên và ăn nhiều thức ăn từ thiên nhiên như rau, củ, trái, chuối cây. Nhiều người thích thịt heo rừng vì thịt ngon, lành tính, hàm lượng cholesterol lại thấp. Thịt heo rừng nấu chung với mướp càng tăng thêm mùi vị đặc trưng nhờ chất ngọt của mướp, đặc biệt là mướp hương. Theo Đông y và kinh nghiệm dân gian, mướp tuy chứa chất đắng và nhiều chất nhầy nhưng khi nấu chín vị lại ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.
Chúng tôi có mặt ở một quán ăn của Bảy Núi. Bà chủ quán cởi mở: cách chế biện thịt heo rừng, dù là nướng chao, nướng xiên, xào lăn, giả cầy hay nấu mướp đều khá cầu kỳ. Trước hết các đầu bếp phải chọn cho được thịt thật tươi, đủ nạc, ba rọi, da, tai heo và cả giò rồi xắt nhỏ thành miếng vuông, xong ướp với tương hột, sả, ớt, hành củ, đại hồi, tiểu hồi cho thấm. Xong bắt chảo lên xào cho thịt săn lại.
Trước khi nấu, đầu bếp xếp đều dưới đáy xoong một lớp mướp non tươi được cắt thành khoanh mỏng rồi cho thịt lên trên, đổ nước cốt dừa vào nấu cho đến khi sôi, thịt bốc mùi thơm phức là dùng được. Trước khi ăn, các tay thợ nấu không quên rắc đậu phộng rang và rải đều lên thịt một lớp lá trúc xắt sợi, một loại lá rừng mà chủ quán cho là bí quyết của các món giả cầy, giúp cho mùi vị tăng thêm độ nồng, thơm, mang đến sự khác biệt khi thưởng thức.
Thịt heo rừng nấu mướp
Thịt heo rừng phối hợp với nước cốt dừa, mướp, đậu phộng và hương thơm của lá trúc sẽ giúp cho mùi vị trở nên thơm, ngon, béo, cay, nồng, nhất là da heo vừa dai, vừa giòn khiến cho món ăn trở nên đậm đà thi vị, giúp người ăn có cảm giác lạ và ngon miệng, bụng no vẫn còn muốn ăn thêm.
Món heo rừng nấu mướp được coi là món ăn đặc sản vùng Bảy Núi, cũng là món ăn có thể kèm với bánh mì, chấm nước chấm sả ớt chua - cay - mặn và nếu có thêm vài lon bia càng hấp dẫn.