Uống nước quá nhiều có tốt như bạn nghĩ
Uống nước quá nhiều có tốt như bạn nghĩ. Nước có vai trò quan trọng đối với cơ thể, mọi người thường lo lắng về việc bị mất nước nhưng việc uống quá nhiều nước cũng gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Nội dung bài viết
Uống nước quá nhiều có tốt như bạn nghĩ
Luôn cầm chai nước trên tay
Nếu bạn mang theo bình nước cả ngày và lập tức nạp lại khi nó hết thì có thể bạn đã uống quá nhiều nước. Thường xuyên uống nước có thể khiến nồng độ natri trong máu giảm thấp, khiến các tế bào trong cơ thể bạn bị sung nề.
Theo Tamara Hew-Butler, một chuyên gia về tập luyện khoa học của ĐH Oakland, điều này có thể gây nguy hiểm khi não bị phù. Bởi hộp sọ chỉ chịu đựng được tối đa độ phồng 8-10% của não bộ.
Uống nước ngay cả khi không khát
Cách tốt nhất để biết liệu cơ thể có cần nước không là cảm giác khát.
“Cơ thể chúng ta lập trình để chống mất nước bởi chúng ta luôn sống trong sợ hãi về tình trạng khan hiếm hay không có đủ nước. Vì vậy, cơ thể đã tạo ra cơ chế để bảo vệ khỏi tình trạng mất nước – cảm giác khát. Cơ thể càng cần nhiều nước, cảm giác khát sẽ càng tăng”, Tamara giải thích.
Thường xuyên uống nước đến mức nước tiểu trong veo
Nếu bạn uống lượng nước vừa phải, nước tiểu sẽ có màu vàng trong suốt. Mặc dù một số người tin rằng nước tiểu trong mới là dấu hiệu của cơ thể đủ nước nhưng thực tế là nếu nước tiểu không có sắc tố thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang uống quá nhiều nước.
Đối với hầu hết mọi người, 8-10 ly nước một ngày là bình thường. Đề xuất này phụ thuộc vào chiều cao, trọng lượng và khả năng vận động của từng cá nhân.
Bạn có cảm giác đau đầu cả ngày
Đau đầu là dấu hiệu của thừa nước và mất nước, tương tự như buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Khi bạn uống quá nhiều nước, lượng muối trong cơ thể giảm, khiến các tế bào bị phù.
Khi lượng muối trong cơ thể giảm, các tế bào sẽ trương nở. Khi bạn uống quá nhiều nước, kích thước não bộ sẽ tang lên và gây áp lực nội sọ. Điều này có thể gây ra đau đầu và các vấn đề nghiêm trọng hơn như suy giảm trí nhớ, khó thở.
Đi tiểu thường xuyên, kể cả trong đêm
Nếu nhận thấy thường xuyên thức dậy giữa đêm để đi tiểu, chứng tỏ bạn đang uống quá nhiều nước. Hầu hết mọi người đi tiểu từ 6-8 lần trong một ngày. Nếu bạn thấy mình đi tiểu hơn 10 lần một ngày, có thể bạn nạp nhiều nước hơn nhu cầu cơ thể.
Tay, môi và bàn chân sưng hoặc đổi màu
Trong nhiều trường hợp hạ natri máu khiến da tay, chân và môi đổi màu. Ngoài ra, khi các tế bào khắp cơ thể bị sưng lên, da cũng có xu hướng sưng theo. Hơn nữa, những người uống quá nhiều nước cũng có thể tăng cân đột ngột do nước trong máu dư thừa. Nếu bạn uống hơn 10 ly nước mỗi ngày và nhận thấy tay, chân hay môi sưng hoặc đổi màu nên xem xét cắt giảm bớt lượng nước đưa vào cơ thể.
Chuyển hóa chậm
Bạn có thể ngạc nhiên khi uống quá nhiều nước có thể làm chậm chuyển hóa nhưng đó là sự thật. Vì uống nhiều nước hơn mức cần khiến cho các tế bào trong cơ thể có hàm lượng thấp natri và glucose. Cơ thể bạn không thể sản sinh đủ năng lượng. Khi đó, sự chuyển hóa sẽ chậm đi và bạn có thể cảm thấy mệt mỏi.
Chuột rút
Vì uống quá nhiều nước có thể khiến cho hàm lượng các chất điện giải giảm nên bạn có thể bị chuột rút. Để dự phòng tình trạng này, hãy chắc chắn rằng bạn đang bổ sung các chất điện giải bằng các loại đồ uống chứa chất này như nước dừa.
Suy tuyến thượng thận
Suy tuyến thượng thận thường do thận hoạt động quá tải, nhưng uống quá nhiều nước cũng có thể gây suy tuyến này. Uống quá nhiều nước gây áp lực cho cơ thể, vì thận phải hoạt động nhiều hơn để lọc nước, đảm bảo cho hàm lượng dịch trong cơ thể duy trì ở mức cân bằng. Điều này có thể khiến cho hoóc-môn stress trở nên quá kích thích, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, không muốn rời khỏi giường.
Luôn cầm chai nước trên tay
Nếu bạn mang theo bình nước cả ngày và lập tức nạp lại khi nó hết thì có thể bạn đã uống quá nhiều nước. Thường xuyên uống nước có thể khiến nồng độ natri trong máu giảm thấp, khiến các tế bào trong cơ thể bạn bị sung nề.
Theo Tamara Hew-Butler, một chuyên gia về tập luyện khoa học của ĐH Oakland, điều này có thể gây nguy hiểm khi não bị phù. Bởi hộp sọ chỉ chịu đựng được tối đa độ phồng 8-10% của não bộ.
Uống nước ngay cả khi không khát
Cách tốt nhất để biết liệu cơ thể có cần nước không là cảm giác khát.
“Cơ thể chúng ta lập trình để chống mất nước bởi chúng ta luôn sống trong sợ hãi về tình trạng khan hiếm hay không có đủ nước. Vì vậy, cơ thể đã tạo ra cơ chế để bảo vệ khỏi tình trạng mất nước – cảm giác khát. Cơ thể càng cần nhiều nước, cảm giác khát sẽ càng tăng”, Tamara giải thích.
Thường xuyên uống nước đến mức nước tiểu trong veo
Nếu bạn uống lượng nước vừa phải, nước tiểu sẽ có màu vàng trong suốt. Mặc dù một số người tin rằng nước tiểu trong mới là dấu hiệu của cơ thể đủ nước nhưng thực tế là nếu nước tiểu không có sắc tố thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang uống quá nhiều nước.
Đối với hầu hết mọi người, 8-10 ly nước một ngày là bình thường. Đề xuất này phụ thuộc vào chiều cao, trọng lượng và khả năng vận động của từng cá nhân.
Bạn có cảm giác đau đầu cả ngày
Đau đầu là dấu hiệu của thừa nước và mất nước, tương tự như buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Khi bạn uống quá nhiều nước, lượng muối trong cơ thể giảm, khiến các tế bào bị phù.
Khi lượng muối trong cơ thể giảm, các tế bào sẽ trương nở. Khi bạn uống quá nhiều nước, kích thước não bộ sẽ tang lên và gây áp lực nội sọ. Điều này có thể gây ra đau đầu và các vấn đề nghiêm trọng hơn như suy giảm trí nhớ, khó thở.
Đi tiểu thường xuyên, kể cả trong đêm
Nếu nhận thấy thường xuyên thức dậy giữa đêm để đi tiểu, chứng tỏ bạn đang uống quá nhiều nước. Hầu hết mọi người đi tiểu từ 6-8 lần trong một ngày. Nếu bạn thấy mình đi tiểu hơn 10 lần một ngày, có thể bạn nạp nhiều nước hơn nhu cầu cơ thể.
Tay, môi và bàn chân sưng hoặc đổi màu
Trong nhiều trường hợp hạ natri máu khiến da tay, chân và môi đổi màu. Ngoài ra, khi các tế bào khắp cơ thể bị sưng lên, da cũng có xu hướng sưng theo. Hơn nữa, những người uống quá nhiều nước cũng có thể tăng cân đột ngột do nước trong máu dư thừa. Nếu bạn uống hơn 10 ly nước mỗi ngày và nhận thấy tay, chân hay môi sưng hoặc đổi màu nên xem xét cắt giảm bớt lượng nước đưa vào cơ thể.
Chuyển hóa chậm
Bạn có thể ngạc nhiên khi uống quá nhiều nước có thể làm chậm chuyển hóa nhưng đó là sự thật. Vì uống nhiều nước hơn mức cần khiến cho các tế bào trong cơ thể có hàm lượng thấp natri và glucose. Cơ thể bạn không thể sản sinh đủ năng lượng. Khi đó, sự chuyển hóa sẽ chậm đi và bạn có thể cảm thấy mệt mỏi.
Chuột rút
Vì uống quá nhiều nước có thể khiến cho hàm lượng các chất điện giải giảm nên bạn có thể bị chuột rút. Để dự phòng tình trạng này, hãy chắc chắn rằng bạn đang bổ sung các chất điện giải bằng các loại đồ uống chứa chất này như nước dừa.
Suy tuyến thượng thận
Suy tuyến thượng thận thường do thận hoạt động quá tải, nhưng uống quá nhiều nước cũng có thể gây suy tuyến này. Uống quá nhiều nước gây áp lực cho cơ thể, vì thận phải hoạt động nhiều hơn để lọc nước, đảm bảo cho hàm lượng dịch trong cơ thể duy trì ở mức cân bằng. Điều này có thể khiến cho hoóc-môn stress trở nên quá kích thích, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, không muốn rời khỏi giường.