Cẩn thận ăn nhầm nấm độc
Khi có các dấu hiệu ngộ độc nấm, chúng ta cần uống ngay than hoạt tính để thải độc. Nó sẽ giúp khống chế các chất độc, hạn chế tình trạng lây lan sang các bộ phận khác trong cơ thể. Sau đó, hãy đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế để cấp cứu sớm nhất có thể.
Nội dung bài viết
Một số loại nấm độc rất giống với nấm thường khiến bạn dễ "ăn nhầm".
Lý do dễ khiến bạn “ăn nhầm” nấm
Nấm là một thực phẩm rất phổ biến được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày với các cách món ăn như nấm xào, nấu canh, ăn lẩu… Đây là những món ăn rất bổ dưỡng, tuy nhiên, nếu chúng ta “ăn nhầm” các loại nấm độc thì nó lại trở thành tác nhân gây nguy hiểm cho sức khỏe , thậm chí là ảnh hưởng tới tính mạng.
Việc phân biệt nấm thường và nấm độc không hề dễ. Bên cạnh các loại nấm độc rất dễ nhận biết như có màu sắc sặc sỡ, vẫn có những loại nấm có màu giống nấm thường nhưng có khả năng gây độc. Nhiều người thường “kiểm tra” nấm độc bằng các cách như dùng thìa, dây chuyền hay cho chó, mèo ăn. Tuy nhiên, các chất độc trong nấm có thể gây phản ứng với cơ thể ngay sau khi ăn, nhưng cũng có loại phải sau 12 – 24 giờ mới có phản ứng và nhiều chất độc cũng không gây phản ứng với kim loại nên việc thử bằng các cách trên dễ cho kết quả sai. Hậu quả là chúng ta có thể “ăn nhầm” các loại nấm độc.
Bên cạnh các loại nấm có sẵn độc tố, một số loại nấm thường mà chúng ta sử dụng làm thực phẩm cũng có thể trở thành nấm độc nếu chúng ta để quá lâu hay làm dập, nát… Bởi vậy, cách bảo quản, chế biến nấm cũng rất quan trọng và cần được chú ý.
Cách xử lý và đề phòng
Lý do dễ khiến bạn “ăn nhầm” nấm
Nấm là một thực phẩm rất phổ biến được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày với các cách món ăn như nấm xào, nấu canh, ăn lẩu… Đây là những món ăn rất bổ dưỡng, tuy nhiên, nếu chúng ta “ăn nhầm” các loại nấm độc thì nó lại trở thành tác nhân gây nguy hiểm cho sức khỏe , thậm chí là ảnh hưởng tới tính mạng.
Việc phân biệt nấm thường và nấm độc không hề dễ. Bên cạnh các loại nấm độc rất dễ nhận biết như có màu sắc sặc sỡ, vẫn có những loại nấm có màu giống nấm thường nhưng có khả năng gây độc. Nhiều người thường “kiểm tra” nấm độc bằng các cách như dùng thìa, dây chuyền hay cho chó, mèo ăn. Tuy nhiên, các chất độc trong nấm có thể gây phản ứng với cơ thể ngay sau khi ăn, nhưng cũng có loại phải sau 12 – 24 giờ mới có phản ứng và nhiều chất độc cũng không gây phản ứng với kim loại nên việc thử bằng các cách trên dễ cho kết quả sai. Hậu quả là chúng ta có thể “ăn nhầm” các loại nấm độc.
Bên cạnh các loại nấm có sẵn độc tố, một số loại nấm thường mà chúng ta sử dụng làm thực phẩm cũng có thể trở thành nấm độc nếu chúng ta để quá lâu hay làm dập, nát… Bởi vậy, cách bảo quản, chế biến nấm cũng rất quan trọng và cần được chú ý.
Dấu hiệu ngộ độc nấm
Với các loại nấm gây ngộ độc sớm, chúng ta có thể gặp phải các dấu hiệu như giãn mạch, vã mồ hôi, chảy nước mắt, nước dãi, tiêu chảy, nôn mửa, hạ huyết áp… Bên cạnh đó, một số trường hợp còn có thể kèm theo các triệu chứng như giãy giụa, co giật, mê sảng, đồng tử giãn, đỏ da, niêm mạc miệng và mắt khô, có các ảo giác như nhìn thấy các đốm sáng hoặc các vạch nối nhau chạy trước mắt… Các dấu hiệu này dễ nhầm lẫn với một số bệnh khác nên nếu bạn không chú ý cẩn thận, nó có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng hơn, thậm chí là làm mất mạng.
Một số loại nấm gây ngộ độc chậm nên nhiều người rất chủ quan. Dấu hiệu ngộ độc có thể xuất hiện sau 5 – 12 giờ, thậm chí là 40 giờ với các biểu hiện như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy nhiều, nước tiểu vàng, chảy máu chân răng, ra máu cam, đi ngoài ra máu… Nếu không đưa đi cấp cứu kịp thời, bệnh nhân sẽ bị suy gan, chảy máu nhiều, co giật… và tử vong chỉ sau vài ngày.
Cách xử lý và đề phòng
Khi có các dấu hiệu ngộ độc nấm, chúng ta cần uống ngay than hoạt tính để thải độc. Nó sẽ giúp khống chế các chất độc, hạn chế tình trạng lây lan sang các bộ phận khác trong cơ thể. Sau đó, hãy đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế để cấp cứu sớm nhất có thể.
Cách tốt nhất, để đảm bảo an toàn và phòng tránh những hậu quả do “ăn nhầm” nấm độc gây ra, các bạn tuyệt đối cẩn thận khi lựa chọn nấm làm thực phẩm, không nên ăn những loại nấm mọc hoang, nấm không rõ nguồn gốc… Bên cạnh đó, kể cả với các loại nấm đã được chứng minh là nấm ăn được, chúng mình cũng chú ý chọn nấm tươi, không dập nát và cẩn thận trong khâu bảo quản, chế biến nhé!